Các quan chức y tế ở một số quốc gia đang đặt câu hỏi liệu tính hiệu quả của việc xét nghiệm COVID-19 hàng loạt có tương xứng với chi phí khổng lồ phải bỏ ra hay không?

Bỏ ra chi phí khổng lồ nhưng xét nghiệm COVID-19 hàng loạt bị nghi ngờ về tính hiệu quả

Đan Thuỳ | 11/05/2022, 15:39

Các quan chức y tế ở một số quốc gia đang đặt câu hỏi liệu tính hiệu quả của việc xét nghiệm COVID-19 hàng loạt có tương xứng với chi phí khổng lồ phải bỏ ra hay không?

Đan Mạch là một trong những quốc gia thực hiện biện pháp xét nghiệm COVID-19 hàng loạt sớm nhất trên thế giới với mức chi phí  lồ. Hiện các nhà hoạch định chính sách nước này nghiên cứu chặt chẽ về việc liệu chính sách này có hiệu quả thật sự hay không.

Jens Lundgren, Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Rigshospitalet thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch), và thành viên nhóm cố vấn COVID-19 của chính phủ, cho biết: "Chúng tôi đã xét nghiệm hàng loạt nhiều hơn các quốc gia khác đến nỗi chúng tôi đã thực hiện nó quá mức cần thiết". 

Nhật Bản đã hạn chế xét nghiệm hàng loạt nhưng vẫn ứng phó với đại dịch tương đối tốt, dựa trên tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong. Các quốc gia khác, bao gồm cả Anh và Tây Ban Nha cũng đã thu nhỏ quy mô xét nghiệm.

Dale Fisher, Chủ tịch Mạng lưới Ứng phó và Cảnh báo Dịch bùng phát Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: "Chúng tôi cần phải học hỏi thêm và không ai đã làm điều đó một cách hoàn hảo".

WHO vẫn kêu gọi các quốc gia xét nghiệm tất cả các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19. Việc xét nghiệm đã giúp các nhà khoa học hiểu được nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong cũng như nguy cơ lây nhiễm. 

Hiện nay, với sự thống trị của biến thể Omicron tương đối nhẹ hơn so với các biển thể khác và sự sẵn có của vắc xin cùng các phương pháp điều trị hiệu quả hơn, chính phủ các nước xem xét các chính sách mang tính chiến lược hơn, chẳng hạn như lấy mẫu dân số. Tuy nhiên, việc thu hẹp quy mô xét nghiệm quá đột ngột có thể khiến thế giới đánh giá sai cách thức tiến hóa và lây nhiễm của vi rút.

35pgdw6rkznqhmeo2ilc6azy4i.jpeg

Các hướng dẫn của WHO chưa bao giờ khuyến nghị xét nghiệm hàng loạt những người không có triệu chứng như những gì đang diễn ra ở Trung Quốc vì chi phí quá lớn mà tình hiệu quả lại không cao.

Đan Mạch ghi nhận số ca mắc và tỷ lệ tử do COVID-19 vong tương tự như các quốc gia khác có tỷ lệ xét nghiệm hàng loạt thấp. Trong 2 năm qua, Đan Mạch đã thực hiện hơn 127 triệu lượt xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR miễn phí cho 5,8 triệu người dân trong nước với mức kinh phí hơn 2,36 tỉ USD. Trong khi đó, nước láng giềng Na Uy, với quy mô dân số tương tự, chỉ thực hiện 11 triệu lượt xét nghiệm PCR, và Thụy Điển - quốc gia có dân số gần gấp đôi, đã thực hiện khoảng 18 triệu, theo số liệu từ Our World in Data.

Christine Stabell Benn, Giáo sư y tế toàn cầu tại Đại học Nam Đan Mạch, cho biết chiến lược của Đan Mạch rất tốn kém và kết quả "không rõ ràng". 

"Phương pháp này chỉ thực sự cần thiết đối với những người dễ bị tổn thương trong đại dịch", Christine Stabell Benn cho biết. 

Song các chuyên gia và chính phủ Đan Mạch cho biết việc xét nghiệm hàng loạt làm giảm tỷ lệ lây nhiễm và giúp mọi người tái hòa nhập xã hội, thúc đẩy nền kinh tế và sức khỏe tâm thần của chính người dân nước này. Theo một báo cáo của chính phủ công bố vào tháng 9, nền kinh tế của Đan Mạch bị ảnh hưởng tương đối nhẹ hơn so với các nước châu Âu khác.

Một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm ngoái đã kết luận rằng xét nghiệm hàng loạt và cách ly các trường hợp mắc bệnh đã giúp giảm tới 25% sự lây nhiễm. 

Song nhiều ý kiến vẫn nghi ngờ về tính hiệu quả của biện pháp này. Một đánh giá được công bố trên tạp chí Medical Virology vào cuối tháng 3 về việc sử dụng các xét nghiệm nhanh cho những người không có triệu chứng trong các đợt xét nghiệm hàng loạt cho thấy "sự không chắc chắn" về tính hiệu quả. 

"Xét nghiệm hàng loạt được cho là sẽ ngăn chặn được đại dịch và giảm thiểu 90% sự lây nhiễm. Song điều đó đã không xảy ra", Angela Raffle, một giảng viên cao cấp tại Trường Y, Đại học Bristol (Anh) cho biết.

Có một số lý do có thể giải thích tại sao chương trình xét nghiệm không mang lại lợi ích lớn. Đầu tiên, biện pháp này đặt ra mục tiêu quá lớn trong khi thực tế không đơn giản. Thêm vào đó, nhiều người đã không thực hiện cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính. Theo một đánh giá trên Tạp chí Y khoa Anh, trước khi biến thể Omicron chiếm ưu thế, chỉ có 42,5% trường hợp mắc COVID-19 thực hiện cách ly tại nhà trong toàn bộ thời gian quy định.

Ở Anh, các xét nghiệm COVID-19 miễn phí hiện chỉ dành cho nhân viên y tế của chính phủ, những người có tình trạng sức khỏe nhất định và những người nhập viện. Những đối tượng khác, ngay cả khi có các triệu chứng nhiễm COVID19 vẫn phải trả tiền cho các xét nghiệm hoặc chỉ đơn giản là được khuyên ở nhà cho đến khi họ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn.

Tuy nhiên, việc xét nghiệm hàng loạt lặp đi lặp lại trên toàn bộ các thành phố vẫn là một phần trọng tâm của chính sách 'Zero-COVID' ở Trung Quốc.

Ông Tao Chuan, trưởng nhóm phân tích vĩ mô tại công ty chứng khoán Soochow cho biết việc xét nghiệm toàn diện có thể sẽ được mở rộng trên toàn quốc sau kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động. 

ak_chcov2_100522.jpeg

Nếu tất cả các thành phố cấp 1 và cấp 2 của Trung Quốc, với khoảng 505 triệu dân, thực hiện xét nghiệm hàng loạt trong một năm, chi phí có thể lên tới 1,7 nghìn tỉ nhân dân tệ (257 tỉ USD), tương đương 1,5% GDP năm 2021 của Trung Quốc.

Cho đến nay Trung Quốc vẫn kiên định với chính sách 'Zero- COVID' năng động để ứng phó với đại dịch. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tiếp tục cảnh báo rằng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt đang cản trở mục tiêu tăng trưởng GDP đầy tham vọng của Trung Quốc là khoảng 5,5% trong năm 2022. 

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bỏ ra chi phí khổng lồ nhưng xét nghiệm COVID-19 hàng loạt bị nghi ngờ về tính hiệu quả