Ngày 5.8, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi đề nghị bình luận về ngoại giao vắc xin của các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á.

Bộ Ngoại giao: Việt Nam tích cực đa dạng hóa vắc xin phòng COVID-19

Lam Thanh | 05/08/2021, 19:33

Ngày 5.8, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi đề nghị bình luận về ngoại giao vắc xin của các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp với nhiều biến chủng nguy hiểm trên thế giới, việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nguồn lực, vắc xin và quy trình sản xuất vắc xin, thuốc điều trị cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển là hết sức cần thiết. Điều này góp phần quan trọng vào việc phòng chống đại dịch trên phạm vi toàn cầu.

Theo bà Hằng, mọi sự giúp đỡ của các nước, các đối tác và cộng đồng quốc tế trong công cuộc phòng chống đại dịch này đều đáng quý và đáng trân trọng. Việt Nam cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nước, các đối tác và các tổ chức quốc tế trong cuộc đấu tranh phòng chống lại đại dịch COVID-19.

vac-xin-4.jpg
Việt Nam đã phê duyệt 6 loại vắc xin

Theo bà Hằng, để đa dạng hóa nguồn vắc xin, hướng tới mục tiêu đủ số lượng vắc xin cần thiết cho tiêm chủng, sớm đạt miễn dịch cộng đồng, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán với các nước, các đối tác, các nhà sản xuất và cung ứng vắc xin trên thế giới trong đó có Trung Quốc.

Được biết, đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam.

Cụ thể, vắc xin AstraZeneca do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vắc xin đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Tại Việt Nam, vắc xin AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.
Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 8.716.290 liều sau 15 đợt giao vắc xin. Vắc xin AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3.2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V) do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vắc xin đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Tại Việt Nam, vắc xin Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Giữa tháng 3.2021, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vắc xin Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1.8, Việt Nam nhận thêm 10 nghìn liều vắc xin Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.

Vắc xin Vero Cell do Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.

Vắc xin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7.2021.

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4.8. Riêng Bình Liêu Quảng Ninh đã đạt độ bao phủ tiêm vắc xin đối với 50% dân số toàn huyện. TP.HCM nhận cũng là loại vắc xin này.

Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech  của Mỹ đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

Vắc xin này đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều Vắc xin Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

Vắc xin Spikevax do Moderna (Mỹ) sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

Vắc xin này đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều vắc xin Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.

Cuối cùng là vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

Vắc xin do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vắc xin này.

Bài liên quan
Người thuộc nhóm trẻ nhất chết vì COVID-19 ở Úc và lời cảnh báo không nên chờ vắc xin Pfizer
Bang New South Wales (Úc) đã báo cáo một trong những trường hợp tử vong do COVID-19 trẻ nhất nước hôm 4.8, khi tình trạng nhiễm bệnh hàng ngày kéo dài gần mức cao nhất trong 16 tháng bất chấp việc 5 triệu người ở thành phố Sydney đã bước vào tuần phong tỏa thứ sáu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Ngoại giao: Việt Nam tích cực đa dạng hóa vắc xin phòng COVID-19