Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định quy định chi tiết về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất về giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi

Lam Thanh | 05/10/2020, 13:47

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định quy định chi tiết về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình gửi Chính phủ việc ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Theo đó, thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương được kế thừa từ Điều 3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP.

Để phù hợp với Bộ luật Lao động 2019, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung một số nội dung như: Thời giờ được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở quy định tại Bộ luật Lao động; thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động; thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Dự thảo Nghị định sửa đổi để làm rõ về giới hạn làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường và ngày nghỉ; bổ sung thêm quy định giới hạn làm thêm giờ đối với trường hợp làm việc không trọn thời gian theo Điều 32 của Bộ luật Lao động.

Bổ sung thêm quy định việc giảm trừ khi tính vào số giờ làm thêm trong tháng. Đối với các khoảng thời gian không làm việc, trong năm để xác định việc tuân thủ giới hạn làm thêm giờ quy định tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động.

Quy định trên được xây dựng trên cơ sở vẫn bảo đảm quyền lợi của người lao động khi làm việc, làm thêm giờ (được trả lương làm thêm...), nhưng bảo đảm không ảnh hưởng đến quỹ thời gian làm việc thực tế của người lao động, góp phần tháo gỡ vướng mắc của người sử dụng lao động khi tổ chức làm thêm giờ trong thời gian vừa qua.

Trước thực tế còn có nhiều cách hiểu khác nhau về “ca làm việc”, “làm việc theo ca” và “làm việc theo ca liên tục”, làm ảnh hưởng đến cách tính “thời giờ làm việc” và “thời giờ làm thêm” của người lao động. Vì vậy, dự thảo Nghị định đã giải thích cụ thể các cụm từ này và quy định trường hợp “Làm việc theo ca liên tục”.

Đó là trường hợp tổ chức làm việc theo ca có đủ các điều kiện sau: Người lao động làm việc trong ca từ 6 giờ trở lên, thời gian chuyển tiếp giữa 2 ca làm việc liền kề không quá 45 phút, tương ứng với mức thời gian nghỉ giữa giờ cao nhất phải tính vào giờ làm việc tại Điều 109 của Bộ luật Lao động.

Điều này nhằm bảo đảm mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người lao động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động cải thiện môi trường lao động, nâng cao năng suất lao động,

Về làm việc ban đêm, theo quy định tại Điều 109 của Bộ luật Lao động thì: “...làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục”. Tuy nhiên, Điều 106 của Bộ luật Lao động chỉ quy định khung giờ làm việc ban đêm, cụ thể: “Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau”.

Như vậy điều này có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau khi áp dụng Điều 109 của Bộ luật Lao động, chẳng hạn chỉ cần 1 phút làm việc trong khung giờ làm viêc ban đêm là đã tính “làm việc ban đêm”. Nhưng cũng có cách hiểu phải làm đủ 8 giờ trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động mới tính là “làm việc ban đêm”.

Để hài hòa quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động, dự thảo Nghị định chọn khoảng giờ làm việc ban đêm ở mức trung bình, tức là ít nhất 3 giờ làm việc.

Cụ thể: “Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 6 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 3 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ LĐ-TB-XH đề xuất về giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi