Theo thông tin từ Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), Bộ đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đối với 3 đề tài thuộc Chương trình 562 – Lĩnh vực khoa học sự sống để tuyển chọn, bắt đầu thực hiện từ năm 2019.

Bộ KH-CN phê duyệt 3 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học sự sống

Thu Anh | 15/12/2018, 14:18

Theo thông tin từ Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), Bộ đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đối với 3 đề tài thuộc Chương trình 562 – Lĩnh vực khoa học sự sống để tuyển chọn, bắt đầu thực hiện từ năm 2019.

Cụ thể, nhiệm vụ 1 sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của một số loài động vật có xương sống trên cạn đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam phục vụ nghiên cứu khoa học và công tác bảo tồn.

Với nhiệm vụ 1, kết quả đạt được yêu cầu bộ cơ sở dữ liệu về động vật có xương sống (> 50 loài) đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam thuộc 4 lớp: lưỡng cư, bò sát, chim, thú; Hệ gien 10 loài động vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam đại diện cho 4 lớp thuộc phân ngành động vật có xương sống ở trên cạn được đăng ký ở GenBank.

Ngoài ra, phương pháp và quy trình nghiên cứu phân loại và điều tra động vật có xương sống theo tiêu chuẩn quốc tế; Báo cáo đề xuất các giải pháp bảo tồn, nhân nuôi và quản lý bền vững nguồn gen của các loài đặc hữu, quý, hiếm dựa trên các kết quả thu được của đề tài.

Nhiệm vụ 2 bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của những loài thực vật đặc hữu, quý hiếm ở Việt Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Yêu cầu đối với kết quả của nhiệm vụ này là danh lục trên 600 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm trong hệ thực vật Việt Nam; Bộ cơ sở dữ liệu chuẩn của 200 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm ở Việt Nam; Báo cáo đề xuất giải pháp khả thi nhằm bảo tồn, phát triển bền vững các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm; Biên soạn Atlat 100 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm có giá trị cao đối với khoa học ở Việt Nam.

Nhiệm vụ 3 gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của một số loài côn trùng đặc hữu ở Việt Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Ở nhiệm vụ này, yêu cầu kết quả cần đạt gồm danh lục của ít nhất 200 loài côn trùng đặc hữu của Việt Nam đã thu thập được trong thời gian thực hiện đề tài; Bộ dữ liệu chuẩn hóa về hình thái, sinh học phân tử (mã vạch ADN) phân bố của ít nhất 200 loài côn trùng đặc hữu ở Việt Nam đã ghi nhận được khi thực hiện đề tài; Báo cáo đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác hợp lý những loài côn trùng đặc hữu phục vụ phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ KH-CN phê duyệt 3 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học sự sống