Cho tới hôm nay đã có 53 địa phương quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19, đây cũng là dịp để ngành giáo dục kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến...

Bộ GD-ĐT yêu cầu nâng chất dạy trực tuyến trong tình hình dịch bệnh

Dạ Thảo | 05/02/2021, 05:00

Cho tới hôm nay đã có 53 địa phương quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19, đây cũng là dịp để ngành giáo dục kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến...

Chiều 4.2, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc các tỉnh và các trường thống nhất cho học sinh nghỉ học để chống dịch là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, để ứng phó với đợt bùng phát thứ 3 của dịch COVID-19, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, kinh nghiệm ứng phó từ các đợt dịch trước đã giúp cho toàn ngành lần này chủ động, vững vàng và hiệu quả hơn.

nha-hop-truc-tuyen-1(1).jpg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ GD-ĐT

"Cho tới hôm nay đã có 53 địa phương quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19, đây cũng là dịp để ngành giáo dục kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến. Từ đợt trước đã có gần 80% học sinh phổ thông được tiếp cận học trực tuyến, học qua truyền hình, hiện vẫn còn 20% học sinh, nhất là học sinh vùng sâu vùng xa khó khăn trong tiếp cận nên yêu cầu đối với lần này là mở rộng và đặc biệt chú trọng tới đảm bảo chất lượng".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ đạo đơn vị chuyên môn gửi thông tin đến nhà mạng để hỗ trợ đường truyền cho việc dạy học trực tuyến tốt hơn. "Mỗi bậc học cần xây dựng kịch bản ứng phó để trong từng tình huống cụ thể vẫn đảm bảo mục tiêu kép: an toàn sức khỏe cho học sinh sinh viên, giáo viên và đảm bảo kế hoạch dạy và học trong điều kiện học sinh sinh viên không thể đến trường", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Bên cạnh đấy, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng ngành giáo dục cần chủ động, tích cực tránh hoang mang khi dịch bệnh COVID-19 lan rộng. "Mỗi bậc học cần xây dựng kịch bản ứng phó để trong từng tình huống cụ thể vẫn đảm bảo mục tiêu kép: an toàn sức khỏe cho học sinh sinh viên, giáo viên và đảm bảo kế hoạch dạy và học trong điều kiện học sinh sinh viên không thể đến trường” - Bộ trưởng cho hay.

Được biết trước đó, ngày 30.1 và ngày 1.1.2021, Bộ GD-ĐT đã có công văn tiếp theo gửi các Sở GD-ĐT và các trường ĐH, Cao đẳng yêu cầu chuẩn bị các phương án điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường và chủ động triển khai tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tiễn trong trường hợp phải cho học sinh, sinh viên nghỉ học.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT yêu cầu nâng chất dạy trực tuyến trong tình hình dịch bệnh