Không tăng học phí, có chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ kịp thời SGK đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu”...

Bộ GD-ĐT yêu cầu không để tình trạng lạm thu và thiếu SGK đầu năm học

Dạ Thảo | 25/08/2021, 17:25

Không tăng học phí, có chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ kịp thời SGK đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu”...

Ngày 25.8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký ban hành chỉ thị ngành giáo dục cần đổi mới để ứng phó với dịch COVID-19, kiên trì với mục tiêu và chất lượng giảng dạy.

khai-giang-th.jpg
Các trường bắt đầu thực hiện khai giảng online

Triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch

Năm học 2021-2022 là năm đầy khó khăn của ngành giáo dục vì vừa phải thực hiện mục tiêu kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn trường học. Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu toàn ngành tập trung triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, thực hiện hiệu quả các biện pháp về phòng chống dịch.

Ngành giáo dục phối hợp với ngành y tế, cần chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19 dự báo còn kéo dài và diễn biến phức tạp. Tổ chức khai giảng linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương; bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực; thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.

“Rà soát cắt giảm và tiết kiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so với năm học 2020-2021, có chính sách hỗ trợ, miễn giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời SGK đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học”, Bộ trưởng yêu cầu.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. “Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát”. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.

Ngành giáo dục cần triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 51 (ngày 31.12.2021) của Bộ GD-ĐT và chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”. Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 cần tiếp tục triển khai có hiệu quả.

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và khuyến khích các địa phương có điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo. Việc khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non cần từng bước triển khai và tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục.

Không để thiếu SGK đầu năm học và không lạm thu tại các trường

Tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021-2022. Các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin học, Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022-2023 cần tích cực triển khai. Tổ chức thẩm định, phê duyệt SGK các môn học và hoạt động giáo dục lớp 3, lớp 7, lớp 10 và tài liệu giáo dục địa phương thực hiện theo lộ trình quy định.

Về trường hợp cung cấp SGK cho học sinh cho kịp thời năm học giữa lúc các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ lên phương án để đảm bảo cung cấp kịp thời SGK cho học sinh, kể cả học sinh khuyết tật thực hiện giáo dục hòa nhập, không để xảy ra tình trạng thiếu SGK đầu năm học.

Chỉ thị cũng yêu cầu ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiếp tục chương trình bảo đảm cơ cở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT yêu cầu không để tình trạng lạm thu và thiếu SGK đầu năm học