Với thông tin lộ đề thi môn Ngữ văn trước khi các thí sinh bắt đầu bước vào làm bài thi chính thức kỳ thi THPT 2016, thứ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ cử người điều tra, xác minh và làm rõ.
Liên quan tới thông tin lộ đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT 2016 trên một diễn đàn về văn học từ đêm qua đã có rất nhiều câu hỏi cụ thể muốn trợ giúp về bài Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, đồng thời cũng hỏi phần nghị luận xã hội về sự hèn nhát. Trang này cho biết: "Admin khẳng định là đề thi vào tối ngày hôm qua, khoảng tầm 23 giờtheo những gì Ad nhận được. Không thể có sự trùng hợp 2 người nhắn tin cùng một nội dung hỏi về sự hèn nhát và dũng khí. Điều này thực sự không công bằng với những bạn thí sinh đã suốt thời gian qua ôn luyện để có được kỳ thi ngày hôm nay".
Liên lạc với thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, thứ trưởng đã khẳng định với báo điện tử Một Thế Giới sẽ phối hợp cùng công an vào cuộc điều tra xử lý và sẽ sớm có câu trả lời chính thức. Vì vậy thí sinh dự thi hãy bình tĩnh hoàn thành tốt các môn thi còn lại, tránh hoang mang ảnh hưởng tâm lý làm bài.
Những thông tin cụ thể về việc lộ đề thi đã lan truyền trong đêm tối ngày 1.7.2016 - trước ngày thi môn Ngữ văn THPT 2016
Bên cạnh đấy, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Bộ GD&ĐT cũng cho rằng sự việc lộ đề thi thì năm nào cũng xảy ra tồn tại những thông tin không chính thống, tuy nhiên việc lộ đề thi trước khi thi môn Ngữ văn thì rất khó có khả năng vì sự kiểm tra chặt chẽ cũng như đảm bảo được khâu vận chuyển đề thi tới các tỉnh, thành phố. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp cùng cơ quan công an tiến hành làm rõ thông tin lan truyền trên mạng.
Cũng liên quan tới môn thi Ngữ văn, tại kỳ thi THPT 2016, với đề thi được cho là sai sót nghiêm trọng, gây sự tranh cãi khi trích bài thơ Lưu Quang Vũ. Đề thi trích đoạn có câu:
.. Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tuy nhiên, trong đề thi môn Ngữ văn sáng 2.7lại ra như sau:
... Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Trao đổi với phóng viên, thứ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ bên Bộ đã nắm được thông tin và cử các Cục khảo thí và kiểm định chất lượng kiểm tra lại cụ thể. Nếu sai sót sẽ phải xin lỗi các thí sinh cũng như kiểm tra khiển trách những người ra đề thi đã không chú ý những đoạn trích dẫn này.
Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giớitiến sĩ văn học Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Văn, Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội) cho hay: hiện đang có một số tranh cãi về văn bản bài thơ Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Hiện nay, cô vẫn chờ em gái nhà thơ Lưu Quang Vũ làbà Lưu Khánh Thơ hiện đangcông tác tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học, văn bản gốc của nhà thơ Lưu Quang Vũ in là “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”. Tuy nhiên, những văn bản sau này thì lại in thành “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”. Theo tiến sĩTuyết hiện giờ thì chưa thể khẳng định đó là sai sót trong đề thi, mà có thể ban ra đề thi đã sử dụng một văn bản được in sau này. Nếu ban đề thi đã ra đề thi như vậy thì phải chấm điểm tuyệt đối cho thí sinh, không thể bắt lỗi thí sinh nếu như các em làm đúng với nội dung ra đề. Bên cạnh đấy, tiến sĩ Tuyết cũng cho rằng việc nhầm lẫn từ ngữ này sẽ không ảnh hưởng tới điểm số của học sinh, tuy nhiên nó sẽ gây phản cảm trong ngôn ngữ tiếng Việt và trong các đoạn hội thoại, bình luận sau này hoặc những bài giảng của các giáo viên đối với học sinh.
Đoạn thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ được cho là in sai dẫn đến việc hiểu nhầm nếu thí sinh làm bài theo đúng hiểu biết
Còn về nguyên nhân vì sao lại có sự khác nhau giữa các văn bản thì cần thu thập các tài liệu và tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, theo TS Tuyết, sử dụng "như đất cày, như lụa” sẽ hay hơn bởi gợi lên sự bình dị và mộc mạc của tiếng Việt, nhưng lại rất tinh tế.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì lại cho rằng việc xử lý sự cố sai sót trong đề thi Ngữ văn không nên theo hướng cho thí sinh làm lại đề hay tổ chức thi lại vì trong đề thi gồm nhiều câu hỏi. Trích đoạn bài thơ tiếng Việt chỉ nằm trong phần Đọc hiểu (3 điểm) nên có thể điều chỉnh đáp án, thang điểm của đề thi Ngữ văn.
Đối với một đề thi Ngữ văn mang tính quốc gia mà để xảy ra sai sót nghiêm trọng như trên, Bộ GD-ĐT cần phải xem xét kỹ lưỡng sai sót đó xuất phát từ ở công đoạn nào, vì sao lại xảy ra sự cố đáng tiếc đó. Vì công đoạn ra đề thi bao gồm nhiều bước: Người ra đề, duyệt đề, hội đồng thẩm định đề, in đề, sao đề. Việc sai sót này cũng cần có sự quy trách nhiệm rõ ràng.
Dạ Thảo