Bộ GD-ĐT cho biết sẽ cân nhắc các phương án dạy học môn Lịch sử cấp THPT trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia.

Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc việc đưa môn Lịch sử trở thành môn tự chọn

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 12/05/2022, 18:59

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ cân nhắc các phương án dạy học môn Lịch sử cấp THPT trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia.

Ngày 12.5, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và môn Lịch sử cấp THPT. 

Lắng nghe ý kiến trao đổi về quá trình triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018, trong đó đặc biệt trao đổi và lắng nghe những ý kiến phân tích sâu về cách bố trí và tổ chức dạy học môn lịch sử trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh các chuyên gia đều khẳng định Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo đúng đường lối chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, công phu, khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế. Riêng với việc dạy học môn lịch sử cấp trung học phổ thông, trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc các phương án trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

giang-duong-2.jpg
Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc các phương án trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Về vấn đề này, vừa qua dư luận tranh luận rất sôi nổi. Tại dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để gửi tới kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam có nêu, dư luận xã hội băn khoăn, có ý kiến trái chiều về việc đưa môn Lịch sử thành môn học tự chọn ở bậc THPT, có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ lụy khó lường. Một số nước phát triển, có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã đưa trở lại hoặc vẫn duy trì môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông. Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện về việc đưa Lịch sử là môn học tự chọn ở bậc THPT. Kiến nghị môn Lịch sử phải là môn học chính thức. Vấn đề là dạy và học như thế nào để nâng cao chất lượng chứ không nên để môn Lịch sử là môn tự chọn…

Trước đó cũng không ít chuyên gia bày tỏ sự lo ngại khi lịch sử trở thành môn tự chọn. Theo nhiều chuyên gia, việc đưa lịch sử thành môn tự chọn chính là đã buông một thứ không được phép buông, bởi vì lịch sử là một trong những môn học để "làm người". Trở thành môn học tự chọn, rất có thể càng ngày sẽ càng ít học sinh lựa chọn môn này, và lịch sử sẽ dễ bị "khai tử" khỏi chương trình giáo dục của nhiều học sinh.

Theo quan điểm của GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, bày tỏ sự lo lắng khi lịch sử trở thành môn tự chọn. Với chuyên gia này, lịch sử là môn học quan trọng, mỗi công dân đều cần am hiểu lịch sử, không phải chỉ học đến cấp THCS đã hiểu về lịch sử, ngay cả khi trưởng thành cũng cần những kiến thức của môn này. "Lịch sử cần giữ đúng vị thế là một môn học quan trọng trong chương trình chứ không phải tự chọn học hay không. Nhiều người vẫn cho rằng toán, văn, tiếng Anh là môn chính, các môn như sử, địa chỉ là môn phụ nhưng đó là quan điểm sai lầm. Lịch sử không gói gọn trong vài năm mà là hàng ngàn năm hình thành và phát triển của một đất nước, lịch sử cũng không đóng khuôn trong một lãnh thổ quốc gia mà là cả thế giới. Chúng ta học lịch sử để hiểu về sự sinh tồn, phát triển văn hóa, văn minh của dân tộc, không chỉ hiểu về nước mình mà hiểu về cả các nước khác trên thế giới. Con người cần cả quá khứ, hiện tại và tương lai mới thành người được" - PGS Phạm Tất Dong cho hay.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc việc đưa môn Lịch sử trở thành môn tự chọn