Mới đây, thông tin các học sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ được thi trên máy tính vào năm 2021 khiến nhiều người quan tâm và lo lắng.

Bộ GD-ĐT khẳng định chưa tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính trong năm 2021

Hải Yến | 25/09/2020, 10:31

Mới đây, thông tin các học sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ được thi trên máy tính vào năm 2021 khiến nhiều người quan tâm và lo lắng.

Chia sẻ cụ thể hơn về thông tin này, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ giữ ổn định như năm 2020, không có bất kỳ đổi mới, xáo trộn nào. 'Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức thi trên máy tính là điều sau này, để phù hợp với tình hình thực tế, xu hướng thế giới chứ không phải thực hiện luôn mà phải theo lộ trình cụ thể".

Ông Trinh khẳng định, Việt Nam cũng sẽ thực hiện, nhưng được tính toán với một lộ trình mang tính khả thi. Với địa phương có điều kiện, chuẩn bị tốt cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy tính, phần mềm và đặc biệt là chuẩn bị kỹ năng sử dụng máy tính cho thí sinh, cùng với việc phát triển ngân hàng câu hỏi phù hợp, khi đó chúng ta sẽ từng bước thử nghiệm và tiến tới mở rộng dần. Việc sử dụng máy tính cho Kỳ thi không làm sốc, không làm ảnh hưởng lớn đến công tác dạy học, thi cử của thí sinh trong những năm tới.

"Qua tổ chức các kỳ thi THPT quốc gia, đặc biệt từ năm 2017 trở lại đây, nhất là tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các thí sinh được dự thi tại trường THPT, đi thi cũng như đi học. Như vậy, khoảng cách giữa học sinh ở nông thôn và thành thị, học sinh ở nơi có điều kiện và nơi khó khăn hơn đã được giảm đi rất nhiều. Do đó, việc đưa máy tính vào kỳ thi tốt nghiệp THPTcũng phải bảo đảm quyền lợi cho thí sinh cả nước, theo phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", ông Trinh cho hay.

“Với những địa phương có đủ những điều kiện, sẽ tiến hành thử nghiệm dần. Tuy nhiên, phải đảm bảo làm sao, kể cả thi trên giấy hay máy tính thì đều trung thực, có sự tương đồng và công bằng cho tất cả thí sinh. Đặc biệt, phải làm sao không gây sốc với những bên liên quan, trước mắt là học sinh, giáo viên".

Trả lời câu hỏiviệc tổ chức thi trên máy liệu có gây bất bình đẳng, thiệt thòi cho học sinh ở các khu vực, địa phương khác nhau, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi,ông Trinh khẳng định: “Phải quyết tâm rằng việc tổ chức thi trên máy chỉ là thay đổi về mặt phương thức thi theo hướng ứng dụng công nghệ; song không làm mất đi sự bình đẳng giữa các vùng miền. Việc tổ chức thi trên máy tính sẽ theo hướng trên cơ sở nền tảng các trung tâm khảo thí".

Bên cạnh đấy, ông Trinh cũng thông tin thêm từ năm 2021, Bộ GD-ĐT bắt đầu chuẩn bị các điều kiện để sớm có thể triển khai thi trên máy tính. Hình thức thi này được thực hiện tại các trung tâm khảo thí. Hiện nay, Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích các trung tâm khảo thí của các trường đại học, các sở GD-ĐT và các tổ chức cá nhân nếu đủ điều kiện. Thí sinh có thể dự thi một số lần trong năm. Còn trong thời gian tới, cụ thể trong năm 2021 phương thức thi tốt nghiệp THPT vẫn giữ nguyên nên nhà trường và các giáo viên có thể an tâm giảng dạy cho học sinh.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục 2019 nhằm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên cả nước. Nhìn lại kỳ thi THPT năm nay, tỷ lệ đỗ trên 90% nhưng theo ông Thắng, ở từng môn học cụ thể, kết quả vẫn đặt ra những vấn đề cần tiếp tục xử lý. Như vậy, không chỉ học sinh bị ảnh hưởng nếu không tổ chức kỳ thi mà bản thân thầy cô giáo cũng không có được động lực đổi mới hoạt động giảng dạy. “Chúng ta cần giữ ổn định kỳ thi, tránh việc tạo áp lực thay đổi đối với xã hội. Kỳ thi phải đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng, không gây áp lực cho thí sinh, tốn kém cho xã hội, đồng thời đánh giá được chất lượng dạy và học ở bậc phổ thông”, ông Thắng cho hay.

Trước đó, Bộ GD-ĐTvừa báo cáo kết quả lộ trình đổi mới thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học cao đẳng trong 6 năm qua, đồng thời, đưa ra định hướng tổ chức kỳ thi này trong những năm tới, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin để tiến tới thi qua máy tính. Tại cuộc họp ngày 23.9, lộ trình đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học giai đoạn 2021-2025 sẽ có những điểm mới, trong đó có tăng cường áp dụng công nghệ thông tin.

Bài, ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT khẳng định chưa tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính trong năm 2021