Trong Hội nghị lần thứ 7 BCHTƯ Đảng (Khóa XII), Bộ trưởng bộ GD-ĐTđề nghị TƯ xem xét quy định giáo viên nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Bộ GD-ĐT đề xuất tăng tiền lương giáo viên lên 30%

Hải Yến | 11/05/2018, 11:34

Trong Hội nghị lần thứ 7 BCHTƯ Đảng (Khóa XII), Bộ trưởng bộ GD-ĐTđề nghị TƯ xem xét quy định giáo viên nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Theo Đề án "Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp" trình Hội nghị T.Ư. lần này, mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng sẽ được điều chỉnh tăng lên.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng xét về tổng thể cơ cấu tiền lương theo bảng lương mới thì tổng lương và phụ cấp của giáo viên chỉ tương đương với mức hiện nay (hoặc tăng không đáng kể). Thậm chí giáo viên công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tổng thu nhập từ lương có xu hướng giảm.

“Điều này có thể tạo ra sự lo lắng trong đội ngũ giáo viên, nhất là trong bối cảnh đông đảo đội ngũ giáo viên và dư luận xã hội đều mong muốn lương của nhà giáo sẽ được tăng lên khi chúng tôi xin ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết.

Bên cạnh đó, hiện nay, có rất ít học sinh giỏi muốn vào ngành sư phạm, vì vậy cần có chính sách thu hút, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị T.Ư. xem xét có chính sách lương/phụ cấp đặc thù đối với đội ngũ giáo viên, trong đó quy định giáo viên thuộc trường hợp có phụ cấp cao hơn 30% theo quy định của Đề án và nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Đưa ra ý kiến của mình về việc tăng tiền lương cho các giáo viên hiện nay, tiến sĩ Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho rằng: Trong Luật Giáo dục đang sửa đổi, chương về nhà giáo rất được quan tâm. Tuy nhiên, cũng rất cần các thầy cô giáo nỗ lực vươn lên, đón nhận các thách thức và chuyển hóa một cách tích cực, bởi đây cũng là cơ hội để các thầy cô khẳng định mình, vì Đảng và Nhà nước, tất cả các cấp, ngành đều quan tâm đến giáo dục ở những góc độ khác nhau.

Vai trò của người thầy rất quan trọng, làm thầy là nghề đặc thù, nhưng chính sách không đặc thù thì không bao giờ là sự động viên, tạo động lực cho thầy cô giáo… Đã đến lúc phải làm cuộc rà soát một cách tổng thể tất cả văn bản, chính sách hiện có. Những gì lạc hậu thì bỏ và thay thế, những gì chưa có phải xây mới, đặt ra những quy định về cơ chế, chính sách đúng nghĩa đặc thù cho nghề giáo.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đang phát biểu

Khẳng định về việc tăng lương, điều chỉnh chính sách cho giáo viên là hợp lý, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, vấn đề lương và phụ cấp chỉ là “phần ngọn” trong chính sách đối với nhà giáo. Điều quan trọng hơn là cần xác định rõ nghề giáo là nghề đặc thù. Có thể nói, giáo viên là nhân tố quyết định việc thành bại trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Nhưng thực tế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm đã từng là một giải pháp tối ưu vào thời điểm 20 năm trước để thu hút thí sinh giỏi vào ngành sư phạm cũng như giải quyết bài toán thiếu giáo viên. Tuy nhiên, hiện nay các học sinh giỏi lựa chọn ngành sư phạm rất ít, điểm chuẩn đầu vào thấp dần qua từng năm tuyển sinh. Nhiều trường phải bù lỗ bằng cách lấy nguồn từ tiền học phí của sinh viên các ngành khác để nuôi sinh viên sư phạm.

Để giải quyết vấn đề này, bà Mai Hoa cho biết việc cải thiện lương và thu nhập của giáo viên là vấn đề cấp bách nhất hiện nay, kết hợp việc bỏ chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm là có lý, nhằm bảo đảm đầu tư có hiệu quả ngân sách nhà nước.

Song song với đó là rà soát, quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm; tính toán chặt chẽ chỉ tiêu đào tạo mới. Đồng thời, ưu tiên ngân sách cho những trường sư phạm có chất lượng đào tạo tốt, uy tín. Tạo cơ chế bố trí việc làm cho những sinh viên sư phạm giỏi, có năng lực chuyên môn cao. Đây chính là kinh nghiệm của những nước có nền giáo dục phát triển như Singapore, Hoa Kỳ, Pháp, Phần Lan, và gần nhất là nền giáo dục Campuchia.

Dạ Thảo
Bài liên quan
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải trình cụ thể về chính sách đột phá tiền lương giáo viên
Sáng 20.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) có giải trình cụ thể về ý kiến đại biểu nêu ra liên quan chính sách đột phá về tiền lương, phụ cấp của nhà giáo tại dự luật.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT đề xuất tăng tiền lương giáo viên lên 30%