Đúng như lời hứa của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận, phương án và quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học 2016 đã chính thức được ban hành vào ngày 3.2.

Bộ GD-ĐT công bố quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2016

Một Thế Giới | 03/02/2016, 22:08

Đúng như lời hứa của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận, phương án và quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học 2016 đã chính thức được ban hành vào ngày 3.2.

Theo đó, Bộ GD-ĐT thực hiện đúng chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm, lấy ý kiến các chuyên gia về kỳ thi 2015 vừa qua để hoàn thành và công bố quy chế kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016.
Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức trong 4 ngày, từ 1 - 4.7. Cụm thi do mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, chia thành 2 loại: Cụm thi đại học và cụm thi tốt nghiệp. Tổ chức thi 8 môn, gồm toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học và ngoại ngữ. Các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài thi mỗi môn 180 phút; các môn vật lý, hóa học, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài thi mỗi môn 90 phút; môn ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm, thời gian làm bài thi 90 phút.
Trong đó, thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đăng ký 4 môn tối thiểu, gồm 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại. Những thí sinh không được học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng, được phép chọn môn thi thay thế trong số các môn tự chọn. Về cụm thi thì tùy tình hình cụ thể của địa phương có thể tổ chức một cụm thi riêng thì báo cáo lên Bộ GD-ĐT để đăng ký tổ chức.
Riêng về đề thi, Bộ GD-ĐT lưu ý sẽ tăng cường các câu hỏi mở, câu hỏi gắn liền với thực tiễn đòi hỏi thí sinh phải nắm vững được các thông tin cũng như yêu cầu đề bài để vận dụng làm bài thi sao cho đúng. Độ phân hóa cấp độ của học sinh cũng được lựa chọn để ra một vài câu hỏi phù hợp, còn lại vẫn nằm ở các câu hỏi có trong chương trình học THPT.
Tổ chức coi thi, chấm thi như năm 2015, nhưng tăng số lượng cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng tham gia coi thi, chấm thi tại các cụm thi tốt nghiệp; tăng số lượng cán bộ, giáo viên thuộc sở GD-ĐT tham gia chấm thi tại các cụm thi đại học.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới vào tối 3.2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết hiện nay các trường sử dụng kết quả thi THPT để làm kết quả xét tuyển vào trường đại học, cao đẳng vẫn giữ nguyên như năm 2015 và sẽ điều chỉnh một chút cho các trường tự chủ động trong việc đăng ký, xét tuyển thuận lợi cho thí sinh. Các thí sinh có thể gửi đơn xét tuyển trực tuyến hoặc qua đường bưu điện. Các thí sinh đặc biệt lưu ý là trong thời gian xét tuyển, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng của mình khi đăng ký ban đầu.
Ông Hiển cũng khẳng định điểm số của các trường sẽ phải công bố công khai trên website của trường và được dán ở bảng tin trường cho thí sinh tiện theo dõi. Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường và 2 ngành đào tạo. 
Các đợt xét tuyển cách nhau đúng 10 ngày và đăng ký tối đa vào 3 trường. Đặc biệt, trong quá trình triển khai nếu có gì khó khăn phải báo ngay về lãnh đạo Bộ GD-ĐT thông qua các đường dây nóng và phải để cho các thí sinh đăng ký trực tuyến, không được để cho website của trường "sập" do sự cố đông thí sinh đăng ký. Trường nào vi phạm sẽ có hình thức kỷ luật với từng trường hợp.
Minh Khuê
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
3 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT công bố quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2016