Sáng 12.7, Bộ GD-ĐT đã họp về việc lấy ngưỡng đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào ĐH (điểm sàn) năm 2016 và công bố mức điểm sàn cho năm nay cho toàn bộ các tổ hợp là: 15,5 điểm.

Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn các khối là 15,5 điểm

Hải Yến | 12/07/2017, 11:45

Sáng 12.7, Bộ GD-ĐT đã họp về việc lấy ngưỡng đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào ĐH (điểm sàn) năm 2016 và công bố mức điểm sàn cho năm nay cho toàn bộ các tổ hợp là: 15,5 điểm.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, tiêu chí xác định điểm sàn năm 2017 đượcBộ cân nhắc rất cẩn thận để vừa đảm bảo nguồn tuyển cho các trường, vừa đảm bảo chất lượng “đầu vào”. Hội đồng xác định điểm sàn thống nhất mức điểm sàn cho tất cả các khối thi năm nay là 15,5 điểm (cao hơn năm ngoái0,5 điểm).

Được biết, Hội đồng điểm sàn năm nay gồm 27 thành viên đến từ các ĐH quốc gia, ĐH vùng, các trường ĐH công lập và ngoài công lập ở các vùng miền khác nhau trên cả nước. Sau khi ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được công bố, các trường ĐH, CĐ điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trang thông tin điện tử của trường.

Từ ngày 15.7 đến 17 giờ ngày 21.7, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) theo phương thức trực tuyến. Từ 15.7 đến 17 giờ ngày 23.7: Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT. Từ 28.7 đến 17 giờ ngày 30.7, các trường thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 theo Quy chế tuyển sinh. Kết quả trúng tuyển đợt 1 sẽ được các trường ĐH, CĐ công bố trước 17 giờ ngày 1.8. Việc xét tuyển bổ sung sẽ bắt đầu từ 13.8.

Một trong những điểm mới của việc họp xác định điểm sàn năm nay là Bộ GD-ĐT đưa ra lộ trình bỏ mức điểm sàn chính thức được thực hiện từ năm 2018. Đây làsự thay đổi đột phá khi mà Bộ GD-ĐT đã duy trì mức điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2004 cho đến nay.

Năm nay, cả nước có khoảng hơn 640.471 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên trên cả nước, chiếm khoảng hơn 74% tổng số thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Chia sẻ với phóng viên về việc điểm số của các thí sinh năm 2017 tăng vọt, ông Đỗ Văn Giang, Phó vụ trưởng Vụ Dạy nghề Chính quy (Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết: "Năm nay, áp lực tuyển sinh đối với các trường rất lớn. Các trường cần sẵn sàng đối mặt trường hợp không tuyển được thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh và phụ huynh cần cân nhắc chọn trườngphù hợp khi xã hội đang rất cần nguồn nhân lực lành nghề".

Cũng bày tỏvề vấn đề sẽ khó tuyển sinh trong năm nay, GS Trần Phương - Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết: "Khó khăn nhất là vốn đầu tư vào các trường dân lập không cao nên bộc lộ sự yếu kém khi tuyển sinh. Nếu cứ tiếp tục thì các ĐH dân lập sẽ khó có được các sinh viên theo đủ chỉ tiêu".

Theo ông Phương, Nhà nước chỉ nên đổ kinh phí đào tạo cho các trường hoặc ngành trọng điểm với số lượng nhất định. Điều đó sẽ khiến mặt bằng giữa các trường ĐH dân lập và công lập cạnh tranh công bằng hơn. Cần có quy định và yêu cầu rõ ràng về điều kiện được cấp kinh phí của Nhà nước, kiên quyết chấm dứt tình trạng trường trọng điểm được cấp kinh phí đào tạo nhưng yêu cầu tuyển sinh đầu vào thấp hơn đầu vào cùng ngành của trường dân lập.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn các khối là 15,5 điểm