Ban chỉ đạo sẽ bao gồm 16 thành viên tập trung xử lý các vấn đề tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương.

Bộ Công Thương thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các dự án kém hiệu quả

tuyetnhung | 21/12/2016, 15:24

Ban chỉ đạo sẽ bao gồm 16 thành viên tập trung xử lý các vấn đề tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương.

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 14.12.2016 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừaký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các vấn tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương. Trong Tổ công tác đặc biệt này, người đứng đầu ngành Công Thương sẽ giữ vai trò Trưởng ban.

Theo quyết định, Ban Chỉ đạo sẽ có nhiệm vụ rà soát, đánh giá toàn diện các vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện các dự án lớn ở một số tập đoàn, Tổng công ty thuộc ngành Công Thương, bao gồm việc đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả của các dự án.

Đáng chú ý, Ban chỉ đạo cũng phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và triển khai dự án. Ngoài rachỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết luận; kiến nghị các phương án giải quyết cụ thể đối với từng dự án để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và tổ chức triển khai thực hiện.

Ban Chỉ đạo có 16 thành viên bao gồm Tổ giúp việc gồm lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Vụ Pháp chế và cán bộ của các đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo.

Liên quan đến vấn đề này, trong phiên họp chiều qua 20.12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng thông tin cho biết Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý tồn tại, yếu kém ở 12 nhà máy, dự án lớn thuộc ngành Công Thương.

Ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc hội đã nêu lên tại Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 vừa qua là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình, Ban chỉ đạo của Chính phủ cũng bổ sung sơ bộ thêm 7 nhà máy, dự án khác là đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ: "Tinh thần xử lý các dự án, nhà máy này phải rất quyết liệt, khẩn trương, đồng bộ, đồng lòng, hợp sức, bảo đảm tới hết năm 2017 phải có chuyển biến căn bản về kết quả xử lý, phấn đấu tới hết năm 2018 cơ bản xử lý xong các dự án, doanh nghiệp này".

Về phương án xử lý các dự án, nhà máy, Phó Thủ tướng cho rằng song song với việc rà soát quá trình hình thành dự án, Ban chỉ đạo sẽ đánh giá tổng thể thực trạng, mức độ thiệt hại để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các dự án, nhà máy còn năng lực sản xuất sẽ thực hiện cơ cấu lại sản xuất, nguồn nhân lực, quản trị. Dự án, nhà máy nào không còn khả năng cơ cấu lại sẽ phải xử lý theo các hướng thoái vốn, bán đấu giá, cho giải thể, phá sản... theo quy định của pháp luật.

“Nhà nước nhất quyết không dùng tiền ngân sách để bù lỗ, hỗ trợ cho các dự án này nữa”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các dự án kém hiệu quả