Trong hội nghị sơ kết 6 tháng của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ Bộ Công Thương đang tồn tại một bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả ở hầu hết các lĩnh vực mà Bộ này tham gia.

Bộ Công Thương định tái cơ cấu các trường do Bộ quản lý

Hải Yến - Tuyết Nhung | 29/11/2016, 17:22

Trong hội nghị sơ kết 6 tháng của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ Bộ Công Thương đang tồn tại một bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả ở hầu hết các lĩnh vực mà Bộ này tham gia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằngcông tác cán bộ tại cơ quan này còn nhiều bất cập, tạo dư luận không tốt và gây ảnh hưởng tới uy tín của ngành công thương trong thời gian vừa qua.

Cũng vấn đề này, PGS-TS Bùi Quang Bình (Tạp chí Khoa học kinh tế) khẳng định: Bộ Công thương hiện nay đang ôm đồm quá nhiều việc. Việc quản lý các doanh nghiệp, cáctrường đại học, cao đẳng không phải việc của Bộ Công Thương nhưng Bộ vẫn quản lý nên đã xảy ra nhiều sai phạm, nhiều vụ bê bối tại các trường, trong khi về mặt quản lý nhà nước trong công nghiệp và thương mại thì Bộ Công Thương lại làmkhông tốt.

Bộ Công Thương nên chuyển giao quyền quản lý các tập đoàn, tổng công ty cho đơn vị khác, với các trường đại học cũng vậy nên tách ra riêng và giao cho một đơn vị độc lập quản lý, từ đó sẽ có bộ máy gọn nhẹ hơn, PGS Bình đề nghị.

Thực tiễn cho thấy các trường được giao về Bộ Công Thương gặp khá nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh, thậm chí đầu ra của các sinh viên cũng khó khăn chật vật, rất nhiều chuyên gia đã lo ngại sự chuyển giao này nếu không được chú ý thì các trường sẽ dẫn đến phá sản. Hiện Bộ Công Thương có tới 32 trường trực thuộc nhưng cả 32 trường đều đang ở trạng thái hoạt động cầm chừng do không tuyển được sinh viên.

Ông Nguyễn Viết Thường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim cho biết: Hầu hết các trường do Bộ Công Thương quản lý đều khó khăn do tuyển sinh không đủ chỉ tiêu được giao, nếukéo dài mãi tình trạng này sẽ lãng phí cơ sở chất, nguồn nhân lực, nguồn lực đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp

Đơn cử như Trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim (Thái Nguyên) có gần 300 cán bộ, giáo viên với cơ sở vật khá đồ sộ, thiết bị dạy học hiện đại nhưng chỉ có khoảng 200 sinh viên học tại cơ sở chính ở phường Lương Sơn (TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên). 6 cơ sở đào tạo khác của Bộ Công Thương nằm trên địa bàn tỉnh 3 năm trở đây cũng chỉ tuyển sinh được khoảng 30% chỉ tiêu đối với hệ cao đẳng. Do tuyển sinh không đủ chỉ tiêu được Bộ GD-ĐT giao nên Bộ Công Thương đã yêu cầu các trường hoạt động một cách cầm chừng. Thậm chí một số cán bộ có trình độ chuyên môn cao đã chuyển chỗ làm, số còn lại hoang mang, thiếu niềm tin vào sự phát triển của các đơn vị.

Ông Nguyễn Viết Thường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim cho biết: Hầu hết các trường đều khó khăn do tuyển sinh không đủ chỉ tiêu được giao và kéo dài mãi tình trạng này sẽ lãng phí cơ sở chất, nguồn nhân lực, nguồn lực đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Do vậy, việctái cơ cấu các trường của Bộ Công Thương nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là việc làm cần thiết và cấp bách.

Ngay tại Trường đại học Điện lực và Trường đại học Việt – Hung (trực thuộc Bộ Công thương) về việc tuyển sinh cũng rất tràn lan, các sinh viên ra trường hầu như rất khó xin việc, không nắm vững chuyên môn, có những trường sinh viên ra trường đã nhiều năm nhưng vẫn chưa được cấp bằng tốt nghiệp. Thậm chí, ngay tại Trường đại học Điện lực đã có vụ việc Phó hiệu trưởng tự làm quyết định bổ nhiệm mình, gây bức xúc trong dư luận. Được biết, do tuyển sinh vượt chỉ tiêu quá lớn nên trường này không có phôi bằng để cấp cho sinh viên ra trường. Đến thời điểm cuối năm 2015 Trường đại học Điện lực còn nợ gần 19.000bằng tốt nghiệp. Điều này, rất nhiều báo chí đã đề cập, tuy nhiên tình trạng vẫn chưa được cải thiện là bao.

Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận những khiếm khuyết tồn tại, đặc biệt tại các trường do chính Bộ Công Thương quản lý. Ông Tuấn Anh cho hay cần có sự quản lý hệ thống các trường của 8 bộ ngành và của cả các trường do các tập đoàn mà Chính phủ giao về, nhưng không thể giải tán vì đây là tồn đọng dolịch sử để lại, cần tái cơ cấu lại các trường một cách cụ thể.Các trường do Bộ Công Thương quản lý lại là nơi đào tạo nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Bộ hiện nay đang tính tới phương án xã hội hóa để thu hút các thành phần kinh tế tham gia chứ không hề muốn ôm đồm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định quyết tâm giải thể những trường không có nhu cầu nhưng nếu giải tán cần phải tính đến việc các giáo viên sẽ được đưa đi đâu chứ không phải cứ “quăng ra ngoài” là được.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới,PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng các trường trực thuộc Bộ chuyên ngành quản lý thường không tạo được sự đồng nhất. Các cán bộ mạnh ai nấy làm nên hệ thống trường sẽ ngày càng teo tóp về mặt chuyên môn nhưng lại phình ra về mặt cơ cấu. Đặc biệt, tại các trường nghề sẽ có xu hướng ngày càng ít sinh viên theo học, tuyển sinh một cách tràn lan, không chất lượng dễ dẫn đến tình trạng tuyển sinh dễ dàng, mất uy tín của nhà trường. Cụ thể Bộ Công Thươngquá ôm đồm quản lý tới 32 trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nhưng lại không hề đi sâu sát trong việc quản lý đầu ra của sinh viên, không chú trọng tới quá trình đào tạo, cấp bằng, hệ thống các tín chỉ học của sinh viên, dẫn đến việc nhiều trường đã tự ý rút bớt tín chỉ hoặc phân nhỏ mô hình đào tạo để thu tiền sinh viên, nhiều khoản thu không đúng quy định dẫn đến bức xúc trong dư luận...

Dư luận cho rằng với những bê bối tại các trường đại học, cao đẳng trực thuộc, với cách quản lý kém hiệu quả của chính Bộ Công thương, thì bộ này cần nghiêm túc xem xét công khai, minh bạch xử lý từng trường hợp để chấm dứt tình trạng trên.

Dạ Thảo - Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương định tái cơ cấu các trường do Bộ quản lý