Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục điện lực lý giải, hiện nay đang có 10 nước trong ASEAN thì cả 10 nước đều áp dụng biểu giá tính lũy tiến cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt. Và các nước láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Hồng Kông thì cũng áp dụng biểu giá điện lũy tiến này.

Biểu giá điện của Việt Nam cũng giống như Trung Quốc, Hàn Quốc?

Một Thế Giới | 11/07/2015, 11:53

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục điện lực lý giải, hiện nay đang có 10 nước trong ASEAN thì cả 10 nước đều áp dụng biểu giá tính lũy tiến cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt. Và các nước láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Hồng Kông thì cũng áp dụng biểu giá điện lũy tiến này.

Dư luận đang không ngừng thắc mắc về cách tính điện của Việt Nam, càng dùng nhiều thì điện càng đắt, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, Bộ Công thương cũng đã nhận được nhiều câu hỏi như thế này.
"Điện năng là một hàng hóa đặc biệt, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời ngay lập tức và về nguyên tắc của Việt Nam, cũng như tất cả các nước trên thế giới khi điều độ sẽ điều độ theo giá trị kinh tế", ông Tuấn cho biết.

Theo đó, nguyên tắc là sẽ huy động các nhà máy điện rẻ trước, nhà máy điện giá đắt sẽ huy động sau. Ví dụ như trong hệ thống điện Việt Nam thì ở mức độ nhất định sẽ huy động những nguồn truyền thống như thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí. Nhưng khi nhu cầu điện cao thì sẽ huy động các nhà máy điện đắt tiền hơn, thậm chí trong một số thời điểm phải huy động đến cả nhà máy điện chạy dầu nếu như trong hệ thống thiếu nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào.

Ông Tuấn cho biết thêm, theo thông lệ về biểu giá thì các nước đều áp dụng biểu giá tính điện lũy tiến cho khách hàng thuộc hộ sử dụng sinh hoạt. Ví dụ ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, các nước ở trong khối ASEAN. 
Hiện nay đang có 10 nước trong ASEAN thì cả 10 nước đều áp dụng biểu giá tính lũy tiến cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt. Và các nước láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Hồng Kông thì cũng áp dụng biểu giá điện lũy tiến này.

“Như vậy chúng ta đánh giá chung là việc áp dụng biểu giá lũy kế cho khách hàng sử dụng sinh hoạt là phổ biến trên thế giới, với mục đích là khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện có hiệu lực từ ngày 01/06/2014” – ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết thêm, trong cơ cấu biểu giá bán lẻ theo Quyết định này thì chủ trương Nhà nước là giảm dần việc bù chéo giá điện giữa các đối tượng sử dụng điện và không bán điện dưới giá thành nói chung và tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách.

Biểu giá này cũng được thiết kế đối với hộ sinh hoạt theo biểu giá lũy tiến tăng dần để làm sao vừa khuyến khích người dân tiết kiệm điện, đồng thời cơ cấu biểu giá hết sức phù hợp theo thực tế sử dụng điện sinh hoạt.

“Ví dụ, theo thống kê, ở Việt Nam, năm 2014, số hộ sử dụng điện dưới 100kWh dưới 45% thì chúng ta cũng đã thiết kế biểu giá điện phù hợp. Qua thực tế kiểm tra cho thấy, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện như hiện nay thì chúng tôi đánh giá là đơn giản, thuận tiện cho khách hàng theo dõi và phù hợp với nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt trên toàn quốc” – ông Tuấn nêu ví dụ.

Vừarồi Bộ Công Thương đã có quyết định điều chỉnh giá điện từ ngày 16/3/2015. Bình quân đợt điều chỉnh này tăng 7,5% so với biểu giá cũ nhưng theo cơ cấu của từng nhóm khách hàng thì mức độ tăng có khác nhau.

Đối với điện sinh hoạt thì bậc thang thấp nhất tăng 6,9%, tức là dưới mức trung bình. Đối với những bậc sau thì tăng cao hơn.

Mức chi trả của từng hộ dân phụ thuộc vào số lượng điện mà hộ đó tiêu thụ. Nếu tiêu thụ càng nhiều thì số tiền điện phải trả lại càng cao hơn. Giá điện được quy định theo bậc thang lũy tiến, vì vậy, càng dùng nhiều thì mức giá ở sau càng cao hơn. Vậy nên khi dùng nhiều số kWh điện thì khách hàng sẽ phải trả nhiều hơn.

Ví dụ, nếu 1 hộ khách hàng dùng 300kWh/1 tháng thì sẽ phải trả khoảng 609.000 đồng. Nhưng nếu dùng lên 450kWh/ tháng thì sẽ phải trả khoảng 1.026.000 đồng. Nếu dùng lên đến 600kWh/tháng thì phải trả thêm khoảng 1.400.000 đồng. Số tiền tăng lũy tiến, cho nên chúng tôi mong muốn khách hàng cần phải kiểm soát được lượng điện tiêu thụ của mình, để làm sao cho sản lượng tiêu thụ từng tháng không tăng vượt quá mức ngân sách phải chi trả.

Hoàng Long


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biểu giá điện của Việt Nam cũng giống như Trung Quốc, Hàn Quốc?