Campuchia đã phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ở một phụ nữ Campuchia 23 tuổi trở về từ Ghana, theo thông cáo báo chí của Bộ Y tế nước này.

Biến thể Omicron xuất hiện ở Campuchia, đe dọa sự phục hồi kinh tế của ASEAN

Sơn Vân | 15/12/2021, 08:50

Campuchia đã phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ở một phụ nữ Campuchia 23 tuổi trở về từ Ghana, theo thông cáo báo chí của Bộ Y tế nước này.

Theo trang Khmer Times, Bộ Y tế Campuchia xác nhận người phụ nữ nhiễm Omicron sinh ra ở thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng. Cô bay từ Ghana đến Dubai, sau đó từ Dubai đến Thái Lan trước khi bay từ Thái Lan về Campuchia.

Sau khi phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên, Campuchia đã kêu gọi người dân hết sức thận trọng bằng cách thực hiện nhất quán các biện pháp “3 không 3 bảo vệ”.

Theo trang Khmer Times, việc tiêm vắc xin đầy đủ và tiêm mũi thứ 3 càng trở nên bức thiết và cấp bách hơn ở Campuchia lúc này.

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Omicron đã xuất hiện ở 77 nước và vùng lãnh thổ.

Thái Lan đã tăng cường tuần tra biên giới nước này với Campuchia để đề phòng lao động nhập cư bất hợp pháp Campuchia cố gắng vượt biên về nước vì lo sợ Omicron.

Trong một cuộc tuần tra tuần trước,, lính biên phòng Thái Lan đã bắt giữ 7 người di cư Campuchia khi họ đang cố gắng vượt qua biên giới Sa Kaeo ở quận Aranyaprathet để về Campuchia.

Đến từ tỉnh Battambang và Siem Reap của Campuchia, những người này muốn quay về nước sau khi thấy biến thể Omicron xuất hiện ở Thái Lan.

Thái Lan ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên hôm 3.12, ở người đến từ Mỹ.

campuchia-phat-hien-ca-nhiem-omicron-dau-tien.jpg
Campuchia ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên

Biến thể Omicron đe dọa sự phục hồi kinh tế của ASEAN

Khi các quốc gia thành viên ASEAN, bao gồm cả Campuchia, chuẩn bị cho sự hồi sinh của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch, sự xuất hiện Omicron có thể gây ra mối đe dọa sự phục hồi đã được chờ đợi từ lâu trong giao thương và kinh tế.

Sithanonxay Suvannaphakdy, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho biết biến thể Omicron có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của giao thương hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ASEAN.

Trong bài báo đăng trên Fulcrum.sg vào ngày 13.12, Sithanonxay Suvannaphakdy nói rằng trước khi Omicron xuất hiện, đã có những rủi ro với sự phục hồi kinh tế, bao gồm gián đoạn chuỗi cung ứng, trì hoãn cảng kéo dài, chi phí vận chuyển cao, giá tiêu dùng tăng và đại dịch vẫn tồn tại trong ASEAN cùng các đối tác thương mại của họ. Biến thể Omicron có thể làm trầm trọng thêm tình hình phục hồi kinh tế vốn đã rất mong manh của khu vực.

Omicron cũng có thể làm giảm giao thương trong ASEAN và bên ngoài khu vực. Sự sụt giảm giao thương trong ngắn hạn có thể do ảnh hưởng từ việc hạn chế đi lại quốc tế và tình trạng phong tỏa.

Kể từ ngày 1.12, 7 trong số 10 thành viên ASEAN đã hạn chế người từ các quốc gia phía nam châu Phi nhập cảnh. Các đối tác thương mại lớn của ASEAN như Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng đã thắt chặt kiểm soát biên giới.

Theo Suvannaphakdy, các hạn chế đi lại đang ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại, khiến các đối tác kinh doanh ở các quốc gia khác nhau phải đối mặt với những thách thức trong cuộc gặp gỡ. Các cuộc họp trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho giao thương nay có sự thay đổi lớn khi chuyển sang làm việc và họp ở xa.

Dù các quốc gia ASEAN và các đối tác thương mại của họ đã nối lại các chuyến du lịch theo định hướng kinh doanh, chi phí đi lại quốc tế vẫn còn đắt đỏ. Điều này đặt ra một vấn đề với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới quy mô nhỏ.

Bài liên quan
Phát hiện 16 ca nhiễm Omicron, Singapore xem xét quy định tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ phải 3 mũi
Hôm 14.12, Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore nói đang xem xét việc yêu cầu người dân nhận mũi vắc xin thứ ba để đủ điều kiện “tiêm chủng đầy đủ” chống lại COVID-19 khi tìm cách bảo vệ cộng đồng trước biến thể Omicron.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến thể Omicron xuất hiện ở Campuchia, đe dọa sự phục hồi kinh tế của ASEAN