Có mức thu nhập cao, tiếp viên hàng không là công việc được nhiều người thèm khát. Trong con mắt không ít người, đây là nghề luôn được “ăn ngon, mặc đẹp”. Tiếp viên luôn được xuất hiện rạng ngời cùng vẻ chuyên nghiệp và nụ cười tươi tắn, song đằng sau đó là những nỗi vất vả không phải ai cũng thấu hiểu.

Bị sàm sỡ và những nỗi khổ khó nói của tiếp viên hàng không

Một Thế Giới | 18/11/2015, 16:02

Có mức thu nhập cao, tiếp viên hàng không là công việc được nhiều người thèm khát. Trong con mắt không ít người, đây là nghề luôn được “ăn ngon, mặc đẹp”. Tiếp viên luôn được xuất hiện rạng ngời cùng vẻ chuyên nghiệp và nụ cười tươi tắn, song đằng sau đó là những nỗi vất vả không phải ai cũng thấu hiểu.

>>Bài văn hay 0 điểm của học sinh lớp 7, nữ ca sĩ Việt xù tiền taxi

>>Mạc Hồng Quân và Khánh Ly không muốn nhắc đến tình cũ

>>Bị đồn quan hệ với cô gái ngủ gật đẹp như Tây Thi, Mạc Hồng Quân nổi giận

>>Cá mập yêu tinh và 9 sinh vật biển quái dị nhất

>>Phát cuồng khi thấy cặp đôi âu yếm giữa ban ngày

>>Kẻ mạo danh IS ở Việt Nam có thể lãnh án 5 năm tù

Tuyển chọn khắt khe, cạnh tranh khốc liệt

Hữu Thiện là hot boy nhóm hài BB&BG, đang công tác tại hãng hàng không Vietnam Airlines. Chàng trai 9X cho biết, anh phải trải qua 4 vòng tuyển chọn cam go về ngoại hình, kiến thức, sức khỏe... mới có thể trở thành tiếp viên hàng không. 

Tỉ lệ hồ sơ nộp vào ngành này rất cao. Bởi vậy, từ những vòng đầu, mọi người đã phải cạnh tranh khốc liệt.  Lan Anh (nữ tiếp viên hàng không có 4 năm kinh nghiệm) chia sẻ thêm với Zing: “Mình sợ nhất là phần kiểm tra tiền đình. Mọi người phải ngồi trên một chiếc ghế được xoay rất nhanh và đứng dậy đi theo đường thẳng. Nhiều bạn tâm lý không vững vàng thường không qua được vòng này”.

Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn, các tiếp viên hàng không tương lai được đào tạo trong khóa học kéo dài 3 tháng. Với Yến Phương, môn học khiến cô ấn tượng nhất là xây dựng hình ảnh.  Các giáo viên sẽ hướng dẫn cách trang điểm cho thật xinh đẹp, dạy kỹ năng đi đứng và giao tiếp, ứng xử để trở nên hoàn hảo trong mắt hành khách. 

Làm việc tại Vietjet Air, Chí Thành kể: "Chương trình đào tạo bao gồm những môn như an toàn bay, sơ cứu, thuật ngữ hàng không... ​​Khi hoàn thành, các bạn sẽ đi thực tập (line training) 20 chặng bay.  Các tiếp viên trưởng trên từng chặng là người nhận xét xem bạn có đủ điều kiện làm tiếp viên chính thức hay không?".

Yêu cầu hà khác về ngoại hình, ngoại ngữ

Những yêu cầu hà khắc về ngoại hình và ngoại ngữ khiến tuổi thọ nghề tiếp viên không cao. Mỗi tiếp viên chỉ được “bay” tới một độ tuổi nhất định, khi nhan sắc nhuốm màu thời gian thì sẽ phải “hạ cánh” xuống làm việc tại “mặt đất” như khu vực sân bay. Rồi tiếp viên hàng không đặc biệt là nữ thì phải dành rất nhiều thời gian luyện tập ăn kiêng để giữ gìn vóc dáng, nhan sắc.
Tiep vien hang khong bi sam so 
Yêu cầu hà khác về ngoại hình, ngoại ngữ - ảnh minh họa

Để đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về tính chính xác trong công việc, các tiếp viên hàng không thường xuyên phải thực hiện những buổi kiểm tra định kỳ. 6 tháng một lần, họ sẽ phải học và thi lại 6 nội dung bay cơ bản. Nếu không qua các kỳ kiểm tra, họ sẽ được học để thi lại lần hai, nhưng nếu không đỗ thì cũng có nghĩa là sẽ bị đình chỉ bay.

Phi công và tiếp viên được khám sức khỏe sàng lọc mỗi năm một lần khi dưới 40 tuổi, trên 40 tuổi là 2 lần/năm.

"Làm dâu trăm họ​"

Trúng tuyển vào vị trí tiếp viên hàng không đã khó, để trụ vững với nghề còn vất vả hơn. Nghề này chẳng khác nào việc "làm dâu trăm họ", dù gặp bất cứ sự cố gì, vẫn phải luôn tươi cười với hành khách.

Lan Anh tâm sự, việc khách mắng chửi hay có thái độ bất hợp tác với tiếp viên hàng không xảy ra như cơm bữa. Quá đáng nhất là những trường hợp họ bực bội chuyện cá nhân nhưng khi lên máy bay lại trút giận sang tiếp viên.

Còn với Chí Thành, nghề này chẳng sướng như mọi người nghĩ. "Cái sướng đó còn tùy thuộc vào có yêu nghề hay không? Chuyện tiếp viên hàng không luôn xinh đẹp, được ở những nơi sang trọng, đẹp đẽ là có. Nhưng bù lại​, môi trường làm việc cũng có nhiều áp lực riêng, không đơn giản chỉ là nghề phục vụ", Thành nói.

Đối với một tiếp viên hàng không, ngoài nhan sắc và trình độ học vấn, tính kiên trì, nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh chính là chìa khóa quyết định sự thành công.​

Lan Anh từng gặp một hành khách khó tính. Khi có một em nhỏ quấy khóc trên chuyến bay, cô đã hỏi han, hỗ trợ gia đình dỗ dành em, nhưng vẫn bị vị khách phía sau tỏ thái độ bực bội, la mắng vô cớ.

Yến Phương lại gặp phải hành khách say xỉn, không đủ tỉnh táo để cất cánh nên phải thuyết phục anh xuống máy bay. Sự cố này khiến chuyến bay bị delay (trì hoãn) một tiếng đồng hồ, làm ảnh hưởng đến những người khác.

"​Nghề này là thế. Nhiều khi rõ ràng không phải lỗi của mình, nhưng vẫn phải nhận và làm cho khách hàng vui vẻ", 9X trải lòng.

Chân dài, tay thon đi dọn vệ sinh, chùi rửa toilet...

Công việc trên không của các tiêp viên rất đa dạng, từ hướng dẫn khách đặt đồ, sử dụng các thiết bị đúng nơi, đúng lúc, đến xử lý mọi tình huống khi máy bay gặp sự cố, thu dọn rác và kiểm tra thiết bị sau khi khách đã rời khỏi máy bay. Trên những chuyến bay dài, tiếp viên hàng không còn kiêm luôn việc dọn nhà vệ sinh, dọn bếp khi cần.
Tiep vien hang khong bi sam so 
   Tiếp viên hàng không phải làm rất nhiều việc khác nhau trên máy bay - ảnh minh họa.

Theo một thống kê sơ bộ của Jetstar, 80-90% khách đi vệ sinh không khóa cửa toilet vì không biết chỗ cài, không biết nút xả. Có lần tiếp viên đang mải phục vụ, khách xông thẳng vào khu vực bếp và “xả” luôn ra đó! Tiếp viên bắt gặp, phải để khách giải quyết xong rồi mới dám nhắc nhở và lau dọn. Có khách không chịu ngồi trên bồn cầu mà “đi” thẳng xuống sàn. Sàn không thoát nước được, mùi khai xộc ra những hàng ghế gần nhất. Tiếp viên hàng không là người phải cọ rửa toilet.

Hồng Hạnh (30 tuổi, tiếp viên hàng không của Hãng Jetstar) kể: “Nhiều bạn mới vào từng bị sốc vì ở nhà được cha mẹ cưng, giờ phải làm cả những việc như nhặt rác, chùi rửa toilet... Có người hồi mới đi làm bảo: Biết làm tiếp viên hàng không khổ như thế này em chả làm. Cái nghề này nhìn hào nhoáng vậy chứ vất vả lắm”, cô gái này chia sẻ.

Nguy hiểm đến tính mạng

Hàng loạt tai nạn hàng không xảy ra liên tiếp chính là hồi chuông cảnh báo cho an toàn bay của phương tiện được xem là “một mình một đường”. Đối với tiếp viên hàng không, một ngày có thể phải bay tới 4 chuyến thì nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hơn nữa, đối với tai nạn hàng không, một khi đã xảy ra thì thiệt hại về người thường rất lớn.

Đặc biệt nguy hiểm hơn nữa là khi có dịch bệnh mang tính toàn cầu. Mỗi khi có dịch bệnh xảy ra, các khu vực hàng không thường được liệt vào nhóm địa điểm nguy cơ phát tán bệnh cao nhất. Khi đó, hành khách có thể hủy/ dừng chuyến chờ dịch bệnh qua đi còn tiếp viên hàng không thì không. Thậm chí họ còn bị hạn chế đeo khẩu trang – phương pháp phòng bệnh sơ cấp nhất do sợ làm ảnh hưởng hình ảnh hãng.

Một trong những bài học đầu tiên mà tiếp viên hàng không nào cũng phải thuộc làu đó là đặt tính mạng hành khách lên trên sự an toàn của bản thân. Dù được đào tạo bài bản về cách thoát hiểm khi máy bay có sự cố, nhưng nếu tình huống đó xảy ra thật thì việc của tiếp viên hàng không là “coi rẻ” tính mạng của mình để giúp hành khách an toàn trước.

Thời gian làm việc “chẳng giống ai”

Thời gian làm việc không cố định như những nghề khác, khi thì lịch bay 2-3 giờ sáng, lúc lại bay vào buổi trưa, có khi lại bay vào 9-10 giờ đêm nên cuộc sống riêng tư của các tiếp viên hàng không cũng bị ảnh hưởng và rất cần gia đình thông cảm.

Tiếp viên hàng không tối ngày được trang điểm đẹp, nhiều tiền, được đi du lịch khắp nơi, nhìn vào rất hào nhoáng. Nhưng tiếp viên hàng không có những nỗi khổ không ai cảm nhận, nhìn thấy được. Đó là không có thời gian chăm sóc người thân, gia đình. 19 năm làm nghề, tôi chỉ 1-2 lần ăn Tết ở nhà.

Tủi thân nhất là những chuyến bay quốc tế cận giao thừa. Đứa nào cũng cười nhưng mắt héo queo. Có bạn mới vô nghề không kìm được, khóc. Những ai có con thì cứ nghĩ đến đứa con nhỏ bám chặt mẹ nũng nịu với hai hàng nước mắt và những lời trách móc, nhõng nhẽo khi mẹ phải xa nhà... Rồi những lời than vãn, ánh nhìn không vui của người thân khi mình cứ bay tăng chuyến”, Thu Hà chia sẻ.

Khóc ròng vì bị sàm sỡ

Đối với các hãng hàng không, hành khách luôn là thượng đế. Dù có bất cứ việc gì xảy ra, tiếp viên vẫn phải niềm nở, cười nói nhẹ nhàng với họ.

Lan Anh kể: “Tôi và một số đồng nghiệp từng chịu ấm ức khi bị khách hàng vỗ mông để gọi đồ uống. Những lúc như vậy, chúng tôi vẫn phải bình tĩnh nhắc nhở, không được tỏ thái độ. Chỉ khi sự việc trở nên nghiêm trọng, tiếp viên mới có thể phản ứng và báo cáo với cơ trưởng để xử lý”.

Theo nữ tiếp viên hàng không, trên các chuyến bay, họ rất hay bị hành khách trêu ghẹo, còn việc sàm sỡ hay có hành vi quá đáng thỉnh thoảng mới xảy ra. Trước những tình huống nhạy cảm như trên, các tiếp viên phải nhanh nhạy và thể hiện sự thông minh trong cách ứng xử.
Tiep vien hang khong bi sam so Dù gặp bất cứ tình huống khó xử nào, tiếp viên hàng không vẫn phải nở nụ cười thân thiện và hành động nhẹ nhàng, lịch sự với hành khách. Ảnh: Yến Phương.

Hiện công tác tại Vietnam Airlines, Thùy Dương nói: "Bị sàm sỡ trên máy bay là sự cố không ai mong muốn. Cách giải quyết phù hợp nhất với tư cách tiếp viên hàng không là nhẹ nhàng nhắc nhở hành khách, lịch sự nhưng cần tỏ rõ thái độ kiên quyết, nhìn trực diện vào mắt đối phương, tránh các trường hợp hoảng loạn hay xảy ra to tiếng".

Lan Anh cũng cho biết, một số hành động khiếm nhã của khách hàng có thể để lại nỗi đau tinh thần với nhiều nữ tiếp viên, nhất là những người mới vào nghề. Bản thân cô từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp của mình bị suy sụp, đành bỏ nghề giữa chừng.

Với Hữu Thiện, khách hàng có đủ kiểu người. Không chỉ nữ mới bị sàm sỡ, các nhân viên nam cũng nhiều lần “khóc ròng” với hành vi động chạm khiếm nhã. Anh từng thấy một đồng nghiệp gặp phải tình huống đi quá giới hạn.

Chàng trai 9X tiết lộ, việc cự cãi hay phản ứng lại khách hàng là điều cấm kị trong ngành hàng không. Tiếp viên hay kể cả các bộ phận khác cần niềm nở trong mọi hoàn cảnh.

Bất cứ một nhân viên nào bị phát hiện có thái độ không đúng mực với hành khách đều phải chịu kỷ luật, thậm chí là sa thải khỏi ngành.

>>Sinh vật lạ nửa rết nửa rắn khiến cả làng hoang mang

>>Clip đánh bài thắng cởi đồ và cái kết bất ngờ

>>Giám đốc 60 tuổi không sàm sỡ tiếp viên Vietjet, ôm bạn gái để đỡ đau

>>Trò lừa chụp ảnh dưới váy mỹ nữ bán ĐTDĐ

>>Đại gia chi 10,5 tỉ cho người mẫu trình diễn bộ bikini vàng 1kg


Nhân Hoàng
(tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị sàm sỡ và những nỗi khổ khó nói của tiếp viên hàng không