Trước đây, nếu chỉ siêu thị mới có thì nay những hệ thống siêu thị mini, cửa hàng, quầy bán thực phẩm cũng bán thực phẩm đông lạnh. Chúng tiện dụng nhưng bạn cũng cần tránh rủi ro trong lưu trữ và chế biến.

Bí quyết chọn, lưu trữ thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn

Một Thế Giới | 20/12/2013, 10:53

Trước đây, nếu chỉ siêu thị mới có thì nay những hệ thống siêu thị mini, cửa hàng, quầy bán thực phẩm cũng bán thực phẩm đông lạnh. Chúng tiện dụng nhưng bạn cũng cần tránh rủi ro trong lưu trữ và chế biến.

Tiện dụng cho người bận rộn
Để mua được những món chế biến cầu kỳ như: thịt kho, thịt đông, gà kho sả, các loại chà bông, giò, thịt xông khói… nhiều khi không cần phải đi, mà chỉ cần điện thoại cũng có.

Xu hướng của nhà chế biến là tạo ra nhiều sản phẩm tiện lợi, dinh dưỡng và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng bận rộn. Quan sát các siêu thị, thực phẩm cũng như bán thành phẩm có nhiều cách để phân loại: phân loại theo phương thức sử dụng, phương pháp bảo quản hay dựa trên tính chất, nguyên liệu…

Với nhóm thực phẩm đông lạnh, có thể phân loại dựa trên phương pháp sơ chế, cách chế biến và thời gian bảo quản.

Đứng trước nhiều nhóm thực phẩm như vậy, khi mua hàng người tiêu dùng cần xem kỹ mặt hàng cần mua, như: về hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, khuyến cáo của nhà sản xuất về cách bảo quản, thương hiệu sản phẩm…

Các mặt hàng phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và phải đạt các chỉ tiêu qui định theo tiêu chuẩn Việt Nam (đối với sản phẩm lưu hành thị trường trong nước). Do đó, nếu người tiêu dùng có thời gian và quan tâm đến từng mặt hàng có thể tìm hiểu thêm về qui định của những tiêu chuẩn này. Trong tiêu chuẩn Việt Nam có rất nhiều các chỉ tiêu trong đó về mặt cảm quan có thể giúp người tiêu dùng xem cách chọn sản phẩm như thế nào là tươi, là hợp lý…

Mỗi loại có cách bảo quản riêng

Thực phẩm đông lạnh

Như thịt, chả giò, cá philê đông lạnh … (nhiệt độ -100 độ C < t=""><0 độ="" c="" nhưng="" thông="" thường="" hay="" dùng="" nhiệt="" độ="" -18="" độ="" c="" ),="" có="" thời="" gian="" bảo="" quản="" tương="" đối="" dài="" từ="" vài="" tháng="" trở="" lên.="">

Thời gian bảo quản phụ thuộc cách làm lạnh: làm lạnh chậm (tủ lạnh) và làm lạnh nhanh (tủ cấp đông). Phương pháp làm lạnh chậm có nhược điểm thịt nhão do cấu trúc bị phá vỡ. Càng để lâu thực phẩm khi đem chế biến càng mất ngon.

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhiễm vi sinh đến mức nào. Nhiệt độ 0 độ C có thể ức chế vi sinh vật phát triển nhưng không diệt được hoàn toàn. Tuỳ theo đó mà có thể bảo quản được từ ba ngày đến 30 ngày (thịt nguyên miếng bảo quản được lâu hơn thịt băm).

Rã đông đúng cách

Với sản phẩm đông lạnh khi mua về cần rã đông mới sử dụng, quá trình này nếu tiến hành không đúng cách cũng dẫn đến thất thoát dinh dưỡng.

Không nên rã đông rồi đem cất vào tủ lạnh trở lại để sử dụng tiếp vì như vậy sản phẩm rất dễ mất nhiều dinh dưỡng và dễ nhiễm khuẩn hơn.

Tốt nhất trước khi cho vào ngăn đá, nên chia nhỏ ra cho vừa bữa ăn.

Thực phẩm chế biến sẵn dùng trong ngày

Như thịt kho, canh, bún xào, gỏi, nem nướng… chỉ dùng trong ngày và nhiệt độ bảo quản là nhiệt độ thường ở ngăn mát tủ lạnh. Thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên liệu có đạt tiêu chuẩn? cách chế biến có đúng phương pháp?... Nhóm sản phẩm này đã qua quá trình chế biến nhưng cũng có khả năng sẽ bị hư trong ngày.

Do đó, khi mua phải xem kỹ hương vị có phù hợp, màu sắc có bị biến đổi, nếu thấy lạ tốt nhất không nên chọn, đặc biệt mua vào buổi chiều.

Thực phẩm khô

Với các mặt hàng khô thông thường áp dụng quá trình sấy để bảo quản. Nếu không bảo quản kỹ, đây là môi trường lý tưởng để nấm và vi sinh vật phát triển, ăn phải có thể gây ngộ độc. Do đó, người mua cần quan sát kỹ có nấm mốc không. Khi sử dụng, nếu không hết thì phải bao gói kỹ và kín vì các mặt hàng này hút ẩm trở lại.

Thực phẩm đã qua sơ chế

Rau quả cắt sẵn, cá làm sạch, cua xay, thịt cắt khúc, khổ qua dồn thịt, xem màu sắc, mùi vị có biến đổi bất thường không.

Thông thường, khi mua đồ hộp, cần xem hình dạng sản phẩm. Nếu hộp bị phồng thì không mua. Hộp khi khui ra, thông thường bên trong có lớp sơn vecni ngăn hiện tượng tương tác giữa hộp với thực phẩm. Nếu lớp vecni bị bong tróc, hộp sẽ bị ăn mòn, không tốt cho người tiêu dùng.

Th.S. Nguyễn Thị Thảo Loan, Khoa Công nghệ sau thu hoạch, đại học Hùng Vương TP.HCM
Nguyên tắc chọn thực phẩm đóng gói, ăn liền của Cục an toàn thực phẩm:
1. Phải xem nhãn mác với đẩy đủ các nội dung sau:
  • Tên thực phẩm
  • Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá
  • Định lượng của thực phẩm
  • Thành phần cấu tạo
  • Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
  • Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản
  • Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng
  • Xuất xứ của hàng hoá
2. Nên mua ở các cửa hàng có tín nhiệm: quen thuộc, siêu thị… những nơi chấp hành đẩy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn.
3. Không nên mua:
  • Ở những cửa hàng, quán hàng bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng.
  • Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, sản phẩm có mùi như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm…

Mai Hoàng

Ảnh bìa: Thịt miếng lớn để tủ lạnh được lâu hơn thịt băm (T.L)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí quyết chọn, lưu trữ thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn