Bản chất tiền số không phải phương tiện thanh toán hợp pháp ở Việt Nam nên việc dùng để huy động vốn là hoàn toàn không hợp pháp. Do đó, người tham gia kinh doanh các lĩnh vực vi phạm pháp luật sẽ rất khó thu hồi tiền đầu tư của mình.
Theo chuyên gia kinh tế -luật sư Bùi Quang Tín, mô hình tiền số đa cấp đã nở rộ trên thị trường từ năm 2017. Chiêu thức của mô hình này là đưa ra lãi suất thật cao để kích thích lòng tham, đồng thời hứa trả hoa hồng cao cho người giới thiệu.
Trong đó, vụ Công ty Modern Tech lôi kéo hàng chục nghìn ngườivào đường dây đầu tư tiền số iFan để huy động số tiền lên tới 15.000 tỉ đồng là theo mô hình đa cấp, trái pháp luật. Nghĩa là tiền người sau sẽ để trả cho người trước với mức lãi suất cao, khiến mức lợi nhuận thu về rất cao trong thời gian ngắn. Việc này nhiều người không kìm chế được lòng tham nên dễ sập bẫy.
“Bản chất các đồng tiền sốkhông phải phương tiện thanh toán hợp pháp ở Việt Nam nên việc dùng để huy động vốn là hoàn toàn không hợp pháp. Thời gian qua đã có rất nhiều lời cảnh báo về mô hình này nhưng không ít người vẫn sập bẫy vì lợi nhuận quá cao. Họ không quan tâm đến dự án đầu tư là gì, hiệu quả ra sao mà chỉ quan tâm đến lãi suất được hưởng”, ông Tín nhận định.
Ông Tín cũng cho rằng, việc nhà đầu tư tham giađường dây đầu tư tiền số iFan rất khó để thu hồi lại tiền của mình, bởi dưới góc độ pháp luật, người tham gia kinh doanh vào các lĩnh vực vi phạm pháp luật sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có rủi ro xảy ra.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nói rằng, mặc dù cơ quan này đã cảnh báo nhiều lần song vẫn có nhiều người tham gia đầu tư vào tiền ảo (tiền số). Để xác định hành vi của các đối tượng có lừa đảo hay không, cơ quan công an sẽ xử lý vụ việc. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đóng vai trò tham mưu, do cơ quan này không công nhận tiền số nên rất khóbảo vệ quyền lợi cho người sở hữu nó.
Ông Minh cho biết trong Nghị định 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt đã bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Trong đó, Chính phủ quy định Bitcoin và các loại tiền số tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
“Về phía Ngân hàng Nhà nước, từ nhiều năm nay cũng khẳng định tiền số không phải là tiền tệ nên người nào cung ứng, sử dụng tiền số là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định. Những người sở hữu những đồng tiền sốcũng không được pháp luật bảo vệ và thừa nhận. Còn việc nhiều nhà đầu tư tố Công ty Modern Tech lừa đảo chiếm đoạt hơn 15.000 tỉ đồng từ tiền số iFan, Pincoin thì Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi và sẽ phối hợp với cơ quan công an để làm rõ vụ việc”, ông Minh thông tin.
Giao công an phối hợp xác minh và báo cáo vụ Modern Tech
Liên quan đến đường dây tiền số đa cấp do Công tyMorden Tech huy động với số tiền hơn 15.000 tỉ đồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm vừa giao Công an TP.HCM phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra xác minh sự vụ, khẩn trương báo cáo đề xuất trình UBND TP.HCM.
Theo UBND TP.HCM, ngày 28.12.2017, thành phố đã có công văn số 8115 chỉ đạo về công tác phối hợp quản lý và xử lý đối với các loại tiền ảo, tiền điện tử, tiền ảo trên địa bàn. Trong công văn này, TP.HCM khẳng định các loại tiền ảo nói chung không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Việc sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do vậy, để đảm bảo an ninh, an toàn về hoạt động tiền tệ, TP.HCM yêu cầu các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ tăng cường kiểm tra giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế tối đa những rủi ro bất lợi ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.