Sáng 21.11, đại diện Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ Ulatech cho biết đơn vị này đã có tờ trình gửi lên Thủ tướng sau khi bị TP.Đà Nẵng tuýt còi không cho thử nghiệm ở TP này.

Bị Đà Nẵng không cho triển khai ứng dụng gọi xe qua mạng, Ulatech kêu lên Thủ tướng

Lê Đình Dũng | 21/11/2017, 14:16

Sáng 21.11, đại diện Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ Ulatech cho biết đơn vị này đã có tờ trình gửi lên Thủ tướng sau khi bị TP.Đà Nẵng tuýt còi không cho thử nghiệm ở TP này.

Cụ thể, ngày 14.10.2017, Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ Ulatech ra mắt ứng dụng hỗ trợ gọi xe với tên gọi chính thức là “Ứng dụng ULA”.

Công ty này giới thiệu Ứng dụng ULA "đánh dấu sự nỗ lực đóng góp của công ty chúng tôi vào cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Ứng dụng ULA trên điện thoại

Sau khi ra mắt ứng dụng, Sở GTVT TP.Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ulatech về việc triển khai ứng dụng gọi xe ULA.

Theo Sở GTVT, chủ trương của UBND TP.Đà Nẵng là chưa thực hiện thí điểm các ứng dụng khoa học hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng tại Đà Nẵng, cho đến khi có kết quả tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm của Bộ GTVT.

Sau khi kết thúc thời gian thí điểm, Bộ GTVT và các Bộ liên quan sẽ tham mưu Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định cụ thể về quản lý hoạt động ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải khách theo hợp đồng, Sở GTVT Đà Nẵng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện theo quy định.

Do đó, trong thời gian Chính phủ chưa ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến loại hình này, Công ty Ulatech phải dừng triển khai ứng dụng ULA để kết nối hoạt động vận tải khách tại thành phố Đà Nẵng.

Ngày 18.10, Ulatech có gửi tờ trình đến Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị “Chính phủ chấp thuận và tạo điều kiện triển khai ứng dụng khoa học công nghệ kết nối đa lĩnh vực, thanh toán bằng tiền điện tử”.

Sau đó, Bộ KHCN đã có phản hồi và yêu cầu công ty Ulatech bổ sung các tài liệu chi tiết liên quan tới sản phẩm, cụ thể gồm: Sự cần thiết, các căn cứ pháp lý nhằm đảm bảo tính khả thi cho việc triển khai ứng dụng rộng rãi sản phẩm.

Mô tả chi tiết sản phẩm (bao gồm tính năng, thông số kĩ thuật, phạm vi ứng dụng, tính ưu việt của sản phẩm). Mô tả các công nghệ được sử dụng để tạo ra sản phẩm (tính mới, tính sáng tạo của công nghệ).

Đóng góp của sản phẩm đối với phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Lộ trình cụ thể để triển khai rộng rãi sản phẩm.

“Công ty chúng tôi sẽ bổ sung đầy đủ các tài liệu chi tiết liên quan đến sản phẩm theo yêu cầu của Bộ KHCN để Bộ trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét và có quyết định cho công ty được phép triển khai ứng dụng phục vụ cộng đồng”, thông cáo của Ulatech cho hay.

Được biết, đến thời điểm hiện tại, TP.Đà Nẵng không cho triển khai thí điểm các ứng dụng khoa học hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Grab Việt Nam từng đặt vấn đề nhưng đã bị Đà Nẵng từ chối. Tuy hiện tại vẫn có các ứng dụng GrabTaxi, GrabCarchạy tại Đà Nẵng nhưng về mặt lý thuyết, chính quyền chưa đồng ý. Uber cũng có thời điểm định vào thị trường Đà Nẵng nhưng cũng bị từ chối.

Tin, ảnh: Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị Đà Nẵng không cho triển khai ứng dụng gọi xe qua mạng, Ulatech kêu lên Thủ tướng