Sau một thời gian sửa chữa, máy chụp MRI 3.0 Tesla tại cơ sở 2 của Bệnh viện Ung Bướu (BVUB) TP.HCM đã chính thức hoạt động trở lại để phục vụ cho bệnh nhân.
Ngày 20.7, Sở Y tế TP.HCM đã chính thức công bố Bệnh viện Ung Bướu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe. Bệnh viện này sẽ đào tạo thực hành cho những người học đại học và sau đại học ở khối ngành sức khỏe.
Không đủ năng lực tài chính như quy định của hồ sơ mời thầu vẫn nộp hồ sơ, đến khi bị đánh rớt thì khiếu nại “tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm” trong hồ sơ mời thầu. Đó là một trong những điều mà Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã nêu ra tại buổi làm việc với đại diện Bộ Y tế liên quan đến khiếu nại của Công tư cổ phần Đầu tư Việt Mỹ.
UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương mở rộng khu đất dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Ung Bướu thêm 2,7ha để xây dựng khu dịch vụ phụ trợ cho bệnh nhân, khu đào tạo và khu nhà ở chuyên gia.
Nhằm giảm quá tải bệnh nhân, nhất là vào buổi sáng, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM quyết định tổ chức khám bệnh mỗi ngày bắt đầu từ 5 giờ kể từ ngày 20.6 tới. Những bệnh nhân khám bệnh trong khoảng thời gian từ 5 giờ đến 7giờ 30 chỉ tính thêm tiền công khám ngoài giờ, còn các chi phí cận lâm sàng khác đều không thay đổi.
Sau nhiều lần trì hoãn, thông báo khởi công rồi ngưng, ngày 31.5, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế TPHCM cho hay, Dự án xây dựng cơ sở 2, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM sẽ chính thức khởi công vào tuần tới.
Có thể thấy các bệnh viện quá tải thường ở các thành phố lớn và các bệnh viện tuyến trên, đây không chỉ là gánh nặng của ngành y tế mà còn là nỗi ám ảnh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
"Nghe nói ông Đinh La Thăng sẽ cho xây liền một bệnh viện ung bướu cơ sở 2 ở quận 9, TP.HCM đó, có cả 1.000 giường. Sắp hết quá tải rồi", bác sĩ Trần Nguyên Hà, Trưởng khoa nội 4 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vui mừng nói.