Cứ ngồi trên xe lăn thì không sao, trông khỏe mạnh bình thường, nhưng khi đứng lên thì người phụ nữ 54 tuổi lại run lật bật, tay không cầm nắm được, bưng chén cơm ăn đổ tùm lum.

Bệnh lạ khiến một phụ nữ ngồi thì khỏe mạnh, đứng lên lại run rẩy, không cầm nắm được

Hồ Quang | 09/01/2023, 15:15

Cứ ngồi trên xe lăn thì không sao, trông khỏe mạnh bình thường, nhưng khi đứng lên thì người phụ nữ 54 tuổi lại run lật bật, tay không cầm nắm được, bưng chén cơm ăn đổ tùm lum.

Ngày 9.1, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  S.I.S Cần Thơ cho hay, đơn vị vừa tiếp nhận một người phụ nữ 54 tuổi mắc phải căn bệnh khá hy hữu. Bệnh nhân này khi ngồi thì hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng đứng lên lại không vững và cầm nắm cũng không được.

chuyen-la-nguoi-phu-ngoi-hi-khoe-manh-dung-len-lai-phat-hien-benh-hinh-anh(1).png
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng 3T chuẩn - Ảnh: PV

"Bệnh nhân này được người nhà đưa đến bệnh viện khám vì đi đứng rất khó khăn, không làm việc được...”, bác sĩ Cường nói.

Theo người nhà của bệnh nhân, cách đây 10 năm, bệnh nhân bị tai nạn giao thông, chẩn đoán chấn thương sọ não, dập não nhẹ, sau đó hôn mê phải điều trị hồi sức tích cực 10 ngày, không có chỉ định phẫu thuật.

Khi tỉnh lại bệnh nhân phục hồi dần, nói hơi khó nghe, lúc nhớ, lúc quên, có lúc choáng ngất, động kinh nhẹ.

Tuy nhiên, sau xuất về nhà bệnh nhân không thể tự sinh hoạt được, cần người thân trợ giúp, đi đứng rất loạng choạng như người say rượu, tay chân run run, nhưng đứng vịn 2 tay vào vách hay có người dắt thì đi được từng bước.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  S.I.S Cần Thơ, qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân hoàn toàn tỉnh, chỉ số Glasgow (chỉ số hôn mê) ở mức cao nhất: 15 điểm, tiếp xúc tốt, tự ngồi vững trên xe lăn, ăn uống không sặc, sức cơ khám từng bên là 5/5, cảm giác nông sâu bình thường, không teo cơ...

“Thoạt nhìn vẻ bề ngoài gần như không thấy vẻ bệnh tật. Bệnh nhân không teo cơ, cảm giác trên cơ thể nông sâu bình thường… Bản thân bệnh nhân và người nhà cũng không hiểu sao nhìn bình thường mà tự đi không được, làm gì cũng không được. Ngồi một chỗ thì không sao, tay chân rất mạnh, nhưng khi đứng dậy đi là run lật bật, bưng chén cơm ăn đổ tùm lum, những người xung quanh có khi nói bệnh giả đò”, bác sĩ Cường chia sẻ.

Nhận thấy đây là một trường hợp bệnh khá lạ, sau một hồi suy nghĩ, bác sĩ Cường đặt nghi vấn: Có khi nào tổn thương thể chai làm mất đi sự phối hợp 2 bán cầu?

Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định chụp hình sợi trục DTI, AI Functional MRI. Kết quả cho thấy, bệnh nhân bị tổn thương sợi trục thể chai làm mất chức năng liên kết phối hợp 2 bán cầu, mặt dù về hình thể trên các xung MRI thường quy không thấy thay đổi gì đáng kể.

“Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị Hội chứng mất liên kết hai bán cầu do tổn thương thể chai sau chấn thương sọ não 10 năm. Đây là một ca bệnh rất hiếm gặp, gây ra một biến chứng “khác người”, bác sĩ Cường cho biết.

Theo bác sĩ Cường, trường hợp này phải nhờ đến cộng hưởng từ chức năng 3T chuẩn, nếu không có kỹ thuật này sẽ không phát hiện được. Kỹ thuật này giúp các nhà lâm sàng thần kinh học đánh giá và chứng minh được, nhìn thấy được các vùng “thủ phạm”, trung tâm động kinh, vùng thoái hóa sợi trục, nguyên nhân run vô căn, Parkinson kháng trị...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh lạ khiến một phụ nữ ngồi thì khỏe mạnh, đứng lên lại run rẩy, không cầm nắm được