12 bộ trưởng và trưởng đoàn đàm phán của 12 nước thành viên đã lần lượt ký kết hiệp định với sự chứng kiến của Thủ tướng New Zealand.

Bên cạnh cam kết chung TPP, VN đạt thêm nhiều thỏa thuận song phương

Một Thế Giới | 04/02/2016, 11:53

12 bộ trưởng và trưởng đoàn đàm phán của 12 nước thành viên đã lần lượt ký kết hiệp định với sự chứng kiến của Thủ tướng New Zealand.

Sáng nay 4.2 (theo giờ Việt Nam), Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (còn gọi là TPP) được chính thức được ký kết tại thành phố Auckland, New Zealand.
12 bộ trưởng và trưởng đoàn đàm phán của 12 nước thành viên lần lượt ký kết hiệp định với sự chứng kiến của Thủ tướng New Zealand John Key. Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam tham gia lễ ký kết.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định TPP của Việt Nam, 12 nước thành viên tham gia Hiệp định TPP đã giữ được tiến độ sẽ ký kết hiệp định chính thức vào ngày 4.2.2016 như đã cam kết trước đó. Đây là mốc quan trọng hứa hẹn Hiệp định TPP sẽ đi vào thực thi đúng thời gian.

Trong 3 tháng qua, kể từ khi kết thúc đàm phán, bên cạnh các cam kết chung đạt được trong TPP, Việt Nam đã đạt được thêm một số thỏa thuận song phương với một số nước thành viên TPP mà các thỏa thuận này có tác động quan trọng với một số lĩnh vực Việt Nam đang đàm phán.

Cụ thể, Việt Nam đạt được thỏa thuận song phương về dệt may với Mỹ, cam kết của một số nước để tiến tới xem xét công nhận cơ chế kinh tế thị trường của Việt Nam, thỏa thuận của Việt Nam với Úc về việc tăng thêm thời gian lao động cho các thể nhân có điều kiện làm việc tại Úc. Các thỏa thuận này có tác động tích cực cho việc thực thi Hiệp định TPP của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: “Đối với Việt Nam, việc ký kết Hiệp định TPP có thể coi là cột mốc lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bởi đây là lần đầu tiên chúng ta đàm phán và ký một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như TPP. Điều này cho thấy trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có bước trưởng thành lớn kể từ khi tham gia ASEAN năm 1995. Hiệp định TPP sẽ đem lại cơ hội lớn cho kinh tế đất nước, góp phần thức hiện thắng lợi đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm”.

Nhiều nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi thực thi TPP, nhất là trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thu hút dịch vụ và đầu tư. Cơ hội lớn nhất liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu. Dự báo TPP sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng thêm được 68 tỉ USD vào năm 2025 nhờ cơ hội mở rộng thị phần với các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản… khi thuế nhập khẩu được hạ về mức 0%.

Tuy nhiên, khi thực thi TPP, một số lĩnh vực, trong đó có chăn nuôi có thể gặp khó khăn. Do đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong đàm phán TPP, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan đã thỏa thuận với các nước trong TPP một lộ trình phù hợp để khi kết thúc lộ trình đó, Việt Nam mới phải thực hiện hoàn toàn các cam kết, còn trong lộ trình đó, Việt Nam sẽ có các bước điều chỉnh dần dần và phù hợp.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ngay sau khi ký kết xong Hiệp định, Việt Nam cần triển khai ngay các giải pháp phù hợp để giải quyết được các khó khăn, biến lợi thế tiềm năng trở thành hiện thực.
Theo VOV
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bên cạnh cam kết chung TPP, VN đạt thêm nhiều thỏa thuận song phương