Để giải quyết tình hình bế tắc chính trị tại Đức, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đối lập chính bất ngờ đánh tiếng có thể cùng với đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà Angela Merkel thành lập chính phủ liên minh.

Bế tắc chính trị tại Đức đã có bước đột phá

Hà Ngọc Bách | 24/11/2017, 20:09

Để giải quyết tình hình bế tắc chính trị tại Đức, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đối lập chính bất ngờ đánh tiếng có thể cùng với đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà Angela Merkel thành lập chính phủ liên minh.

SPD vốn là đối tác chia sẻ quyền lực chính của bà Merkel trong nhiệm kỳ 2013 - 2017. Tuy nhiên đảng này tuyên bố trở thành phe đối lập ngay sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9, giúp bà Merkel lần thứ 4 liên tiếp có cơ hội làm Thủ tướng Đức.

Ngày 24.11, Tổng Thư kýSPD Hubertus Heil tuyên bố với các phóng viên rằng đảng của ông sẵn sàng tham gia đàm phán thành lập chính phủ mới với bà Merkel nếu đó là một phương án mà Tổng thống Đức Walter Steinmeier đưa ra nhằm giải quyết tình hình chính trị hiện nay.

Ông Heil đưa ra tuyên bố nói trên, sau khi lãnh đạo của SPD thực hiện một phiên họp kéo dài 8 tiếng tại trụ sở của đảng ở Berlin sáng 24.11.

"Với những thông tin mà SPD nắm được thì một cuộc đàm phán là cần thiết. SPD sẽ không từ chối nếu một cuộc đàm phán như vậy được mở ra", ông Heil tuyên bố.

Dù lãnh đạo đảng SPD Martin Schulz là người đã công khai thách thức bà Merkel trong cuộc bầu cử vừa qua, nhưng cả hai đảng lớn tại Đức đang có nhiều động thái cho thấy họ có thể dẹp bất đồng mà lập chính phủ liên minh để mang lại sự ổn định cho đất nước.

Ông Schulz nhiều lần bày tỏ rằng ông ủng hộ bà Merkel thành lập một chính phủ thiểu số, thay vì phải đàm phán lập liên minh chính trị với các đảng trong Quốc hội Đức. Tuy nhiên, bà Merkel và CDU luôn muốn tránh viễn cảnh này diễn ra vì khi đó chính phủ Đức sẽ phải phụ thuộc quá nhiều vào quốc hội khi muốn thực thi bất cứ chính sách nào.

Phó chủ tịch SPD Manuela Schwesig cho hay việc lãnh đạo đảng này đồng ý đàm phán với CDU không có nghĩa là một "liên minh lớn" với bà Merkel sẽ được tạo ra.

"Đối với chúng tôi, rõ ràng là nếu có đàm phán thì chúng tôi sẽ tham gia. Nhưng điều đó chỉ cho thấy chúng tôi cởi mở đối thoại chứ không phải là một tín hiệu tự động thành lập một liên minh lớn và cũng không có nghĩa là một liên minh lớn chắc chắn sẽ ra đời", bà Schwesig tuyên bố.

Thiên Hà (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Nói lời sau cùng, ông Lê Đức Thọ gửi lời xin lỗi toàn thể nhân dân Bến Tre
Nói lời sau cùng, bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư tỉnh Bến Tre) bày tỏ sự hối hận về những gì xảy ra, đồng thời gửi lời xin lỗi tới Đảng bộ, toàn thể nhân dân tỉnh Bến Tre; xin lỗi gia đình nội ngoại 2 bên…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bế tắc chính trị tại Đức đã có bước đột phá