Khi bé gái 18 tháng tuổi bị khàn tiếng, khó thở, người nhà đưa đến bệnh viện khám thì các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm thanh quản. 4 tháng sau, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) phát hiện ra dị vật là một mảnh nhựa nhọn nằm giữa thanh môn của bé.
Thông tin Y học

Bé gái 18 tháng tuổi nuốt mảnh nhựa nhọn suốt 4 tháng không hay biết

Hồ Quang 18/11/2024 15:44

Khi bé gái 18 tháng tuổi bị khàn tiếng, khó thở, người nhà đưa đến bệnh viện khám thì các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm thanh quản. 4 tháng sau, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) phát hiện ra dị vật là một mảnh nhựa nhọn nằm giữa thanh môn của bé.

Bé H. (18 tháng tuổi, quê Sóc Trăng) bị khàn tiếng và khó thở kéo dài gần 4 tháng. Gia đình đưa H. đi thăm khám ở nhiều nơi. Các phòng khám và bệnh viện đều chẩn đoán bé bị viêm thanh quản cấp.

Bé được điều trị ngoại trú lẫn nội trú tại nhiều bệnh viện, triệu chứng có cải thiện nhưng không hết hẳn. Gần đây, H. thở rít thanh quản kéo dài, nên gia đình chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) để điều trị.

be0gai-18-thang-tuoi-nuot-manh-nhua-nhon-suot-4-thang-ma-khong-hay-biet-hinha-nh.png
Các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật cho bệnh nhi - Ảnh: BVCC

BSCK2 Nguyễn Hoàng Phong - Trưởng khoa Hô hấp 1 của bệnh viện cho biết, qua khai thác bệnh sử, không ghi nhận bé có hít sặc dị vật trước đây. Tuy nhiên, để tầm soát nguyên nhân, bệnh nhi được nội soi tai mũi họng và chụp CT Scan cổ ngực, với kết quả nghi ngờ có một màng chắn vùng hạ thanh môn.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định thực hiện nội soi phế quản cho bé vào ngày 5.11 thì phát hiện một mảnh dị vật bằng nhựa sắc, mỏng và trong suốt cắm ngay giữa thanh môn, tức là giữa 2 dây thanh âm của trẻ. Rất nhanh chóng, ê kíp nội soi tiến hành gắp dị vật cho bé.

“Dị vật được lấy ra là một mảnh nhựa trong. Sau khi gắp dị vật, sức khỏe và đường thở của bé phục hồi tốt. Hiện bệnh nhi đã hoàn toàn khỏe và được xuất viện”, bác sĩ Phong thông tin.

Theo bác sĩ Phong, dị vật kẹt lâu ngày trong đường thở có thể gây nhiễm trùng, xuyên thủng khí phế quản, có thể nguy nguy hiểm tính mạng của trẻ. Trong trường hợp này, gia đình bé hoàn toàn không ghi nhận được việc bé bị sặc dị vật, may mắn là dị vật tuy kẹt ở vị trí hiếm gặp, nhưng không gây xuyên thủng đường thở của trẻ sau một thời gian rất dài.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Phong lưu ý phụ huynh không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn những thức ăn cứng hoặc tròn như: kẹo, đậu phộng, nho, các loại hạt… Trẻ nên được ngồi thẳng khi ăn và phải được giám sát bởi người lớn. Trẻ nên được hướng dẫn cách nhai kỹ thức ăn và tránh la hét, nói cười, chạy nhảy, khóc... khi đang ăn. Để xa tầm tay trẻ những vật dụng hay những mảnh đồ chơi nhỏ.

“Khi trẻ có tình trạng ho, khò khè kéo dài, kém đáp ứng điều trị, gia đình cần đưa trẻ khám ngay tại cơ sở y tế chuyên sâu về hô hấp nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời”, bác sĩ Phong khuyến cáo.

Bài liên quan
Chữa hóc dị vật bằng cơm nguội, người đàn bà suýt thủng thực quản
Vô tình uống phải viên thuốc còn nguyên vỉ chưa bóc, bệnh nhân thấy đau ở cổ họng liền lấy cơm nguội nuốt liên tục để dị vật trôi xuống bụng, không ngờ tình trạng đau ngày càng nặng, bệnh nhân thấy khó thở, toát mồ hôi gia đình liền đưa đến bệnh viện cấp cứu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bé gái 18 tháng tuổi nuốt mảnh nhựa nhọn suốt 4 tháng không hay biết