“Quan điểm của Bộ GTVT là hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư, những người quan tâm đến đầu tư. Trong nghiên cứu tiền khả thi của dự án để xin chủ trương đầu tư cũng đã nghiên cứu định hướng một số hạng mục Nhà nước có thể sử dụng vốn đầu tư công, một số có thể thu hút được thành phần kinh tế khác”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết.

Bắt tay Trung Quốc xây Long Thành: Bộ GTVT hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư

Trí Lâm | 31/08/2017, 16:28

“Quan điểm của Bộ GTVT là hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư, những người quan tâm đến đầu tư. Trong nghiên cứu tiền khả thi của dự án để xin chủ trương đầu tư cũng đã nghiên cứu định hướng một số hạng mục Nhà nước có thể sử dụng vốn đầu tư công, một số có thể thu hút được thành phần kinh tế khác”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, trả lời câu hỏi của báo chí về việc Geleximco có bày tỏ đề xuất sẽ cùng các đối tác Trung Quốc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện tại Bộ GTVT đang triển khai các Nghị quyết chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng Cảng hàng không sân bay Long Thành. Cho đến thời điểm này, Đồng Nai đã thực hiện xong nghiên cứu khả thi về đền bù giải phóng mặt bằng.

Theo đó, Bộ GTVT đang tuyển chọn tư vấn để nghiên cứu khả thi của sân bay Long Thành. “Chúng tôi dự kiến rằng triển khai nghiên cứu đến năm 2018 và giữa năm 2019 sẽ trình Chính phủ, theo đúng quy định của Bộ Xây dựng về đầu tư”.

Cũng theo ông Đông, liên quan đến việc đề xuất đầu tư Cảng hàng không sân bay Long Thành, quan điểm là hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư, những người quan tâm đến đầu tư. Trong nghiên cứu tiền khả thi của dự án để xin chủ trương đầu tư cũng đã nghiên cứu định hướng một số hạng mục Nhà nước có thể sử dụng vốn đầu tư công, một số có thể thu hút được thành phần kinh tế khác.

“Hiện đang trong giai đoạn tuyển chọn, tư vấn, chưa hoàn thành xong nghiên cứu khả thi. Đến khi được các cấp thẩm quyền, ở đây là Chính phủ, thẩm định, trình Quốc hội thông qua, bước tiếp theo chúng ta mới xem xét lựa chọn đầu tư theo hướng công khai, minh bạch, thu hút vốn đầu tư vào hạng mục của khối kinh tế tư nhân và đầu tư công theo đúng quy định đầu tư xây dựng của Nhà nước”, ông Đông nói.

Vị này cũng cho biết, liên quan đến quan ngại nhà đầu tư này, nhà đầu tư kia, Bộ GTVT cho biết lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở tiêu chí, có đánh giá, có lựa chọn thông qua đấu thầu. “Chúng tôi lựa chọn nhà đầu tư phải kiểm soát tiến độ, giá thành, trên cơ sở hồ sơ đấu thầu”.

Trước đó, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco đề xuất bắt tay với doanh nghiệp Trung Quốc làm sân bay Long Thành.

Lý do mà ông Tiền đưa ra là Tập đoàn Geleximco có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc) trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cũng như một số Quỹ đầu tư lớn như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc; Công ty TNHH cổ phầnĐầu tư Dân sinh (Trung Quốc) và Tập đoàn đầu tư lớn tại Hồng Kông như IDG…

Nói với báo chí về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, Việt Nam muốn xây dựng sân bay Long Thành thành một sân bay lớn của Đông Nam Á với tổng chi phí rất lớn, thời gian xây dựng dài và mức độ đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Đây cũng là dự án ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của miền Nam nói riêng và cả nước nói chung trong 50-70 năm tới vì lưu lượng hàng không sẽ tăng lên một cách đáng kể.

Do đó, nếu chọn các doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành là không hợp lý vì các tập đoàn trong nước dù lớn nhưng còn rất lâu mới xứng tầm thế giới. Đặc biệt, đây lại là dự án rất lớn và quan trọng, đòi hỏi độ chính xác cao. Vì thế, việc lựa chọn chủ đầu tư, nhà thầu nước ngoài là một trong những đòi hỏi lớn.

Mặt khác, xét về năng lực tài chính, vị chuyên gia lưu ý phải tìm đến nhà đầu tư lớn của thế giới và có kinh nghiệm thực thi các dự án.

"Trung Quốc không có kinh nghiệm xây sân bay quốc tế lớn. Hơn nữa, đối với các nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam đã có quá nhiều bài học đắt giá về việc đội giá, hạ thấp tính năng kỹ thuật, thay đổi kết cấu dự án... Cho nên, nếu tiếp tục chọn thì ngựa lại theo đường cũ và Việt Nam sẽ giẫm vào vết xe đổ từ nhiều năm nay.

Dự án sân bay Long Thành là dự án sẽ tồn tại lâu dài và đòi hỏi có tầm nhìn dài hạn, độ bền vững để có thể khai thác, vận hành trong thời gian hàng trăm năm. Chính vì thế cần cẩn trọng và không nên ngại ngần bỏ ra chi phí lớn hơn cho việc đảm bảo chất lượng và các yêu cầu kết cấu, tính năng của một dự án trọng điểm như vậy", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Hoài Phong
Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắt tay Trung Quốc xây Long Thành: Bộ GTVT hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư