Vào những năm đầu của thập niên 80 tại Mỹ, AIDS từng được gọi là 'căn bệnh ung thư của người đồng tính' (gay cancer). Chính việc nhầm lẫn này đã làm gia tăng tình trạng kỳ thị cũng như đẩy cộng đồng LGBT vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng AIDS chính là 'sự trừng phạt của Chúa dành cho người đồng tính'.

Bật mí về khủng hoảng AIDS thập niên 80 của người đồng tính

Chí Thiện | 01/12/2017, 11:31

Vào những năm đầu của thập niên 80 tại Mỹ, AIDS từng được gọi là 'căn bệnh ung thư của người đồng tính' (gay cancer). Chính việc nhầm lẫn này đã làm gia tăng tình trạng kỳ thị cũng như đẩy cộng đồng LGBT vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng AIDS chính là 'sự trừng phạt của Chúa dành cho người đồng tính'.

Năm 1969, vi-rút HIV du nhập vào nước Mỹ thông qua dòng người di cư. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 70 thì AIDS mới phát tán rộng rãi nhưng lại được biết đến dưới cái tên "Karposi's Sarcoma" - một dạng ung thư.

Đầu thập niên 80, nhiều tin đồn đã xuất hiện trong cộng đồng y tế xung quanh việc những người nam quan hệ đồng giới đang chết dần vì một căn bệnh ung thư hiếm gặp. Chính vì thế, nó được gọi là "căn bệnh ung thư của người đồng tính" (gay cancer) cho đến khi những nghiên cứu về sau chỉ ra rằng AIDS không phải là ung thư và được đổi tên thành "Gay Related Immune Deficiency", gọi tắt là GRID.

Chính việc này đã đẩy cộng đồng LGBT mà đặc biệt là người đồng tính nam vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng xuyên suốt thập niên 80. Họ bị kỳ thị và phớt lờ bởi chính phủ cũng như xã hội. Nhiều người cho rằng chính họ đã đem căn bệnh quái ác này đến Mỹ.

Cách đây không lâu, nhiều người sử dụng của Reddit - trang mạng xã hội dành cho LGBT - đã chia sẻ về trải nghiệm của mình về cuộc khủng hoảng năm đó, từ vai trò của người đồng tính nữ cho đến việc hàng loạt các khu phố bị xóa tên.

"Tôi là một người đồng tính nam, 62 tuổi. Tôi đã may mắn vượt qua được đại họa thập niên 80 và kéo dài đến giữa thập niên 90. Bạn muốn biết việc đó như thế nào à? Tôi không biết tôi có thể bắt đầu từ đâu để kể cho hết sự ảnh hưởng của AIDS lên cuộc sống của mình, dù bản thân tôi chưa từng nhiễm bệnh", một người dùng chia sẻ".

"Đầu thập niên 80, tôi quan hệ khá rộng nên bạn bè cũng nhiều. Khi đại dịch bắt đầu, việc thấy 3 hay 4 người mình quen biết qua đời mỗi tháng trở thành chuyện bình thường. Chúng tôi thành lập các nhóm hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức để chăm sóc cho những người bạn nhiễm bệnh của mình. Đúc cho họ ăn. Thay đồ cho họ. Tắm rửa. Là cầu nối với những gia đình 'lo lắng' cho con trai, cháu trai, anh em trai mình mà chẳng động nổi một tay để giúp vì AIDS bị cho là phải khủng khiếp lắm".

"Sau khi họ mất, bạn vẫn chuẩn bị tang lễ nhưng hầu như chẳng có thời gian để khóc thương vì khi một người mất đi, một nơi khác lại cần bạn bắt đầu toàn bộ quá trình giúp đỡ một lần nữa. Tôi còn giữ một cuốn album chứa hình ảnh của những người mất đi vì AIDS mà tôi biết. Cuốn sách khá to. Những người đó là ai? Đó là những người tôi nghĩ mình sẽ hóa già cùng. Họ là những gia đình mà tôi dựng nên và mong muốn chia sẻ hết đời mình với họ. Nhưng khi tôi bốn mươi mấy tuổi, hầu hết họ đều qua đời trừ hai người bạn thân của tôi".

"Tất cả những gì chúng tôi còn những kỷ niệm và những bức ảnh đó. Tôi hy vọng nói vậy không làm bạn thấy buồn cho mình. Tôi còn khỏe mạnh, vẫn còn hoạt động và bạn biết sao không? Tôi luôn tận hưởng mỗi ngày sống của mình. Tôi tận hưởng nó bởi vì hầu như những người bạn của tôi đã không thể làm điều đó. Bằng cách riêng của mình, tôi muốn tôn vinh cuộc sống của họ bằng cách sống và tận hưởng cuộc sống của mình", ông nói thêm.

Một người dùng khác lại khá bức xúc: "Chuyện rất đáng sợ, mỗi người đàn ông bạn gặp đều như một quả bom hẹn giờ. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi chúng tôi biết rất ít về vấn đề này, không biết bạn có bị lây nhiễm khi hôn hay nắm tay không… Rồi nhiều người bạn của bạn của bạn bị bệnh và qua đời. Và bạn không bao giờ hết giận dữ về toàn bộ chuyện này. Tôi còn sống đơn thuần là do ngẫu nhiên".

Một người khác cho biết: "Nếu bạn sống ở Castro, San Francisco, mọi người trong khu vực đều là người đồng tính… Cho nên không chỉ là bạn bè bạn mất mà còn là cả một khu vực mất. Một ngày, người đưa thư của bạn bị thay thế, ngày tiếp theo tiệm hoa gần đó bị dẹp bỏ… Bạn không được mời đến tang lễ, nên cứ như là mọi người đang dần mất tích"

"Điên rồ và tàn nhẫn", một người sử dụng Reddit khác nói. "Chuyện cũng không được làm sáng tỏ hay được giải thích trong một thời gian dài. Các nghiên cứu bị cắt hỗ trợ, có nhiều trường hợp mà các viện nghiên cứu và các nhân vật lớn gần như ủng hộ vấn nạn này. Nhiều người chết vì những nguyên nhân không giải thích nổi. Bị nấm chân! Bị thụt lưỡi! Mẫn đỏ. Mắt sưng húp lên vì máu. Những thứ rất đáng sợ."

"Ai cũng biết nó ảnh hưởng đến người đồng tính nam nhưng không ai biết nó là gì. Họ gọi đó là ung thư đồng tính. Ai ai cũng nghi ngại. Tôi luôn mua nhiều đồ dùng dự trữ, thậm chí có người còn khuyên tôi đừng dùng mũi ấn nút thang máy vì có thể bị nhiễm AIDS. Vâng. Chuyện đó đã xảy ra đấy".

Một người đồng tính nữ trong giai đoạn này chia sẻ: "Chúng tôi không có 'nguy cơ' nhưng chúng tôi cũng mất đi rất nhiều người bạn tốt. Thật lòng là giữa người đồng tính nam và nữ có một khoảng cách không hiểu nổi (với tôi), đặc biệt là vào lúc đó, nhưng cũng chính giai đoạn khủng hoảng này đã nối kết chúng tôi với nhau".

"Ngồi bên giường của một người bạn đang bệnh nặng, và chỉ nắm tay họ khi những người khác đều sợ sệt, là món quà mà một số chúng tôi sẵn sàng cho đi. Không ai đáng phải chết một mình, và không ai đáng phải nằm trên giường bệnh mà nghe gia đình mình nói 'đó là sự trừng phạt của chúa'. Những người bạn của tôi, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều như những lớp bảo vệ cho người bạn đang bệnh của mình, đồng thời cùng nhau đối mặt với cái thực tế đau lòng khi vừa phải tỏ ra mạnh mẽ, vừa thấy từng người thân thiết với mình ra đi. Giai đoạn khó khăn đó, không nên bị quên lãng", bà nói thêm.

Một người khác cũng nói về vai trò của người đồng tính nữ, nói họ "dũng cảm không kém những binh sĩ tiên phong trên chiến trận".

"Những người phụ nữ này đi thẳng vào trong lửa và đi xuyên qua nó, dù họ không phải làm vậy. Họ làm vậy dù những người đàn ông đồng tính mà họ đang chăm sóc đối xử với họ bằng tính cáu cẳn, miệt thị và nóng nảy".

“Khi khủng hoảng AIDS hoành hành, chính những người phụ nữ này đã đến công sở làm việc buổi sáng còn buổi tối lại hóa thành những người chăm sóc tận tụy. Vì đa số đều không có bằng cấp y khoa, họ thường được giao những nhiệm vụ khó chịu nhất: lau các bãi nôn và phân, quét dọn nhà cửa đã bị bỏ phế hàng tuần, thậm chí là hàng tháng. Nhưng cũng chính việc không thể chăm sóc y khoa này mà họ trở thành những đối tượng cho các cơn giận của các bệnh nhân nam - những người bị chính gia đình và bạn bè mình bỏ rơi".

"Những người phụ nữ này đi thẳng vào trong lửa. Họ trở thành đội hỗ trợ cho người đồng tính nam dù không ai biết loại virut chết người đó lây truyền như thế nào. Lây nhiễm qua kim tiêm vẫn còn là mối lo, nên họ thường mang hai ba lớp găng tay để bảo vệ bản thân. Nhưng nhiều lần tôi thấy họ, vì bực bội và mệt mỏi với những chiếc găng tay này mà cởi bó chúng ra, dùng tay kiểm tra nhiệt độ, hay nắm một bàn tay hờ hững bên mép những chiếc giường trải tấm ga họ vừa giặt xong".

"Họ hỗ trợ chăm sóc, ai ủi cho những bệnh nhân đang mất dần sức sống, những người đã mất đi người yêu, bạn bè vì chính căn bệnh đó. Họ đang trải qua những ngày cuối đời trong đau đớn cực cùng. Họ bị chính gia đình mình bỏ rơi, và nếu không có những người đồng tính nữ - hầu hết đều tình nguyện – họ đã phải chống chọi một mình. Và khi không thứ thuốc nào có thể giúp họ, khi phổi họ bắt đầu tràn dịch, cũng chính những người phụ nữ này đã dùng morphine mà bác sĩ giao cho để giải thoát cho họ trong khi các bác sĩ đó đi ra ngoài và chỉ trở lại 15 phút sau đó để ký giấy chứng tử".

"Tôi biết một phụ nữ vào thời điểm đó kiếm được bộn tiền trong ngành xây dựng. Nhưng trong cuộc khủng hoảng AIDS đó, bà đã từ bỏ sự nghiệp của mình để chăm sóc các bệnh nhân. Bà là một người thích uống bia và tôi cũng vậy. Chúng tôi đã từng bị gây sự trong môt quán bar đồng tính nam. Họ dùng những từ ngữ không mấy thân thiện với và. Tôi hỏi bà, 'Tại sao bà lại làm vậy? Tại sao bà lại từ bỏ sự nghiệp để chăm sóc cho những tên khốn không ngừng coi thường bà?' Bà nhìn tôi một cách ngạc nhiên và nói. 'Cưng à, bởi vì không ai làm điều đó cả'. Tôi nhớ rõ mình đã thấy xấu hổ đến thế nào, bởi cơn giận của tôi không thể dọn sạch nôn mửa hay máu me khỏi sàn, nó sẽ không hoàn thành việc cần phải hoàn thành.

"HIV giết chết bạn bè của tôi, cướp người tình của tôi và hủy hoại cuộc đời tôi. Vào thời điểm đó, tôi làm những gì mình có thể làm. Nhưng những gì tôi làm khi đó hay trong suốt cuộc đời mình cũng không cách nào sánh nổi với những gì mà những người đồng tính nữ tôi biết đã làm vào thập niên 80 , 90. Tôi cảm thấy mình phải nhắc lại chuyện này, để mọi người sẽ cùng nhớ về nó", ông nói thêm.

Toàn Tăng (Theo GSN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bật mí về khủng hoảng AIDS thập niên 80 của người đồng tính