Trên Washington Examiner, cây bình luận Tom Rogan đã có bài viết khẳng định Mỹ nên mua tàu ngầm Pháp rồi đem cho Việt Nam để giải quyết mọi bất đồng và đảm bảo an ninh trên Biển Đông. Chúng tôi lược dịch lại bài viết.

Báo Mỹ: Tổng thống Biden nên mua tàu ngầm Pháp rồi tặng Việt Nam để giải quyết 3 mục tiêu

Anh Tú (lược dịch) | 20/09/2021, 12:19

Trên Washington Examiner, cây bình luận Tom Rogan đã có bài viết khẳng định Mỹ nên mua tàu ngầm Pháp rồi đem cho Việt Nam để giải quyết mọi bất đồng và đảm bảo an ninh trên Biển Đông. Chúng tôi lược dịch lại bài viết.

vietnam-2.jpg

Mỹ sẽ đạt được ba mục tiêu bằng cách mua một số tàu ngầm Shortfin Barracuda từ Pháp và sau đó trao chúng cho Việt Nam.

Đầu tiên, chính quyền Biden sẽ sửa chữa quan hệ với đồng minh lâu đời nhất của Mỹ. Thứ hai, điều này sẽ cung cấp cho đối tác an ninh đang lên những phương tiện mới mạnh mẽ. Thứ ba, nó sẽ kiểm tra cam kết của Tổng thống Emmanuel Macron đối với an ninh quốc tế ở Biển Đông.

Lựa chọn này đáng quan tâm khi Pháp đang phẫn nộ trước việc Úc hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỉ USD.

Tuy nhiên, những chiếc tàu ngầm này sẽ mang lại giá trị to lớn cho Mỹ và các lợi ích an ninh quốc tế rộng lớn hơn nếu chúng được chế tạo cho Việt Nam. Tàu ngầm Barracudas hoạt động rất yên tĩnh trên Biển Đông.

Điểm mấu chốt là: Mỹ ý thức được tình cảm của Việt Nam, vị trí địa lý của Việt Nam với Trung Quốc và việc sở hữu một cảng nước sâu tại Đà Nẵng khiến Việt Nam trở thành đối tác an ninh lý tưởng cho tương lai.

Mỹ cần các đối tác

Trung Quốc đơn phương tuyên bố rằng hầu hết Biển Đông và tất cả các mỏ khai thác và tài nguyên  đều thuộc về Bắc Kinh (bất chấp luật pháp quốc tế). Vùng biển này là một trong những dòng chảy thương mại lớn nhất thế giới với khối lượng 3,5 nghìn tỉ USD hằng năm. Bằng cách quân sự hóa quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc tìm cách gây ảnh hưởng trong khu vực và dần dần là với các cường quốc quốc tế dựa vào vùng biển này để giao thương. Đây là một mối đe dọa sâu sắc đối với trật tự quốc tế sau Thế chiến II. Mỹ không thể để Trung Quốc được phép toại nguyện.

Vì vậy, ngay cả khi Mỹ hỗ trợ Úc một cách đúng đắn bằng thỏa thuận an ninh AUKUS mới, thì Washington cũng nên theo đuổi mối quan hệ bền chặt với Pháp. Trong khi Pháp theo đuổi các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Tổng thống Macron vẫn thể hiện sự ủng hộ ngầm đối với việc duy trì trật tự quốc tế ở Biển Đông. Trong quan điểm của Mỹ, Macron chắc chắn thích hợp hơn đối thủ Marine Le Pen có tư tưởng độc lập và thân Trung Quốc, người dường như sẽ trở thành ứng viên thách thức tổng thống trong cuộc bầu cử năm tới.

tau-ngam.jpg
Tàu ngầm Pháp hoạt động êm

Thiếu vắng những nỗ lực hậu thuẫn của Mỹ, Macron có nguy cơ bị kẹt giữa chủ nghĩa dân túy chống Mỹ trong nước (hiện đang được thúc đẩy bởi ngoại trưởng của ông) và những lời đề nghị đầu tư của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc cảm thấy bây giờ là thời điểm để cung cấp cho Macron các khoản đầu tư lớn mới để đổi lại việc ông công khai bác bỏ các chỉ trích của Mỹ nhắm vào Trung Quốc. Đồng thời, Bắc Kinh cũng giữ vững sự đe dọa đối với Úc. Thông điệp của Trung Quốc đối với các đồng minh của Mỹ: Hãy lựa chọn giữa sự thúc đẩy kinh tế dễ dàng và áp lực cưỡng chế khó chịu của họ.

Tổng thống Biden nên sử dụng cuộc điện đàm sắp tới của hai nhà lãnh đạo (Pháp – Mỹ) để đề nghị mua một số tàu ngầm của Tập đoàn Hải quân Pháp - nhưng chỉ với điều kiện phần lớn tàu ngầm được chuyển giao cho Việt Nam (những chiếc khác có thể được sử dụng cho mục đích huấn luyện và hoạt động đặc biệt của Hải quân Mỹ).

Macron sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn: chấp nhận một lợi ích kinh tế và ủng hộ các giá trị quốc tế mà ông rất hùng hồn chào đón, hoặc thể hiện rằng tài hùng biện của ông mỏng như tờ giấy. Dù bằng cách nào, Biden cũng nên đưa ra lời đề nghị, sau đó hãy cho chúng ta biết Macron quyết định gì. Các cam kết ở Biển Đông đòi hỏi điều đó.

Người phát ngôn chính phủ Pháp Gabriel Attal hôm 19.9 cho biết, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong vài ngày tới.

Cuộc điện đàm xuất hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngoại giao nổ ra do việc Úc hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp. Hôm 17.9, Pháp cho biết đã triệu hồi các đại sứ từ Washington và Canberra về nước như phản ứng liên quan đến một thỏa thuận an ninh ba bên Mỹ - Anh – Úc dẫn đến Úc bỏ mua tàu ngầm Pháp.

"Tổng thống Biden đã yêu cầu được nói chuyện với Tổng thống Cộng hòa Pháp và sẽ có một cuộc thảo luận qua điện thoại trong vài ngày tới giữa Tổng thống Macron và Tổng thống Biden", người phát ngôn Gabriel Attal nói trên kênh tin tức BFM TV.

Ông Attal cho biết Pháp sẽ tìm cách "làm rõ" về việc hủy bỏ đơn đặt hàng tàu ngầm. Việc hủy bỏ hợp đồng được ký vào năm 2016, đã khiến Pháp phẫn nộ vì cho rằng Paris không được các đồng minh tham khảo ý kiến. Tuy nhiên, chính phủ Úc cho biết họ đã làm rõ những lo ngại của mình trong nhiều tháng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Tổng thống Biden nên mua tàu ngầm Pháp rồi tặng Việt Nam để giải quyết 3 mục tiêu