Một cựu đại uý hải quân Mỹ chỉ rõ “lỗ thủng lớn” rằng Mỹ chớ nên "nộp mạng" tàu sân bay Mỹ cho tên lửa Trung Quốc. 

Báo Mỹ: Chớ nên 'nộp mạng' tàu sân bay Mỹ cho tên lửa TQ

Một Thế Giới | 25/04/2015, 19:00

Một cựu đại uý hải quân Mỹ chỉ rõ “lỗ thủng lớn” rằng Mỹ chớ nên "nộp mạng" tàu sân bay Mỹ cho tên lửa Trung Quốc. 

Cựu đại uý hải quân Mỹ Jerry Hendrix viết trên trang Business Insider: Mỹ cần suy nghĩ lại một cách cầu tiến về chiến lược hải quân, và phải  không chú trọng tàu sân bay nữa.   

Giá trị chiến lược của tàu sân bay vốn ngày càng tốn tiền đóng và bảo trì, đang là một đề tài tranh luận của các nhà tư tưởng quân sự.

Ông Hendrix cho rằng Mỹ chớ nên "nộp mạng" tàu sân bay Mỹ cho tên lửa TQ và chỉ rõ "lỗ thủng" lớn nhất của tàu sân bay: chúng không còn phù hợp cho hải chiến trong tương lai.

Ông  nhận định: tàu sân bay trở nên quá đáng giá, nên hải quân Mỹ không thể chịu đựng nổi nếu bị đánh chìm một chiếc.

Ông nêu giá đóng một tàu sân bay là 14 tỉ USD, một con số tương đương gần trọn một năm kinh phí đóng tàu:

“Mỗi chiếc có sức chứa của một thị trấn nhỏ. Người Mỹ sẵn sàng liều mạng sống vì những lý do quan trọng, nhưng họ cũng càng trở nên sợ sệt về những thương vong”.  

Một tàu sân bay ngày nay có thể xem như một căn cứ quân sự nổi hơn là một tàu chiến. Một siêu tàu sân bay lớp Nimitz có thể chở theo 5.000 người, nên việc bị đánh chìm một chiếc có thể khiến số thương vong cao gấp đôi, như số thương vong của toàn bộ của cuộc chiến chống quân khủng bố ở Afghanistan.

Và giá trị của một tàu sân bay khiến nó trở thành mục tiêu số 1 để địch muốn đánh chìm.

Từ sau Thế chiến 2, Mỹ tương đối tự do tiếp cận các tuyến đường biển thế giới. Nhưng hiện Mỹ đang đối diện những lực lượng hải quân thù địch, như TQ tự xem là “chủ biển” Thái Bình Dương.

Nhiều người sợ tàu sân bay lớn, cũ và nặng, rất dễ bị trúng tên lửa tầm xa có độ chính xác cao của những kẻ thù của Mỹ như TQ, Iran.

TQ đang có tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong DF-21D. Tên lửa này được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, xem ra nhằm để đánh chìm tàu sân bay Mỹ.

DF-21 được cho là có khả năng “mang một đầu đạn đủ lớn để gây tổn thất lớn cho một tàu lớn, giúp TQ có khả năng tiêu diệt một siêu tàu sân bay Mỹ chỉ bằng một đợt tấn công”.

Một khi hoạt động, DF-21 được cho là có thể đánh một siêu tàu sân bay ở cách xa khoảng 1.500 km.

Vì Mỹ có 10 tàu sân bay cùng số nhân lực lớn để vận hành chúng, DF-21 chắc sẽ buộc Mỹ phải giữ tàu sân bay của mình ở xa khỏi lục địa Trung Hoa cùng nhiều điểm nóng tiềm năng trong khu vực.

Bắc Kinh còn đầu tư mạnh vào tên lửa chống hạm mang tên lửa hành trình (ASCM) và tàu ngầm có thể phóng các tên lửa này. Chúng cũng có thể tấn công tàu sân bay Mỹ đồng thời né tên lửa phòng thủ Aegis của hải quân Mỹ.

Chương trình vũ khí chống hạm của TQ được thiết kế đặc biệt để chống tầm ảnh hưởng Mỹ, khiến phải đặt dấu hỏi về giá trị của tàu sân bay, và buộc Mỹ phải có vài chọn lựa khó chịu:

Mỹ sẽ ngưng đưa tàu sân bay vào tầm bắn tên lửa của TQ, nhượng tầm ảnh hưởng, hay chấp nhận đánh đổi mạng sống hàng ngàn thuỷ thủ Mỹ bằng cách đưa tàu sân bay vào tầm bắn của TQ?

Hendrix viết: “Vì lý do này, tàu sân bay hiện đại vi phạm một nguyên tắc chủ đạo của chiến tranh: không bao giờ được sử dụng một công cụ mà bạn không được để mất”.

Ông nói đó là vấn nạn chính của chương trình tàu sân bay Mỹ. 
Anh Thái (theo Business Insider) 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Chớ nên 'nộp mạng' tàu sân bay Mỹ cho tên lửa TQ