Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 (PCI 2022) được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy TP.HCM tụt 13 bậc, xuống vị trí thứ 27; Quảng Ninh năm thứ 6 liên tiếp dẫn đầu cả nước về chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh.

Báo cáo Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2022: Hà Nội và TP.HCM tụt hạng

Tú Viên | 11/04/2023, 14:40

Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 (PCI 2022) được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy TP.HCM tụt 13 bậc, xuống vị trí thứ 27; Quảng Ninh năm thứ 6 liên tiếp dẫn đầu cả nước về chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh.

Trong báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 (PCI 2022) được công bố sáng nay (11.4), chỉ số PCI của TP.HCM tụt 13 bậc, từ vị trí thứ 14/63 vào năm 2021 lùi về vị trí 27/63 trong năm 2022. Dẫu vậy, theo xếp hạng PCI 2022, TP.HCM vẫn duy trì vị trí trong top 10 địa phương được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đánh giá là có triển vọng tốt về môi trường đầu tư với thang điểm 33,3.

pci-2022-1681186407826462417840.png
Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt trong năm 2022-Ảnh: VCCI

Kết quả đánh giá và xếp hạng PCI cho thấy, trong năm 2022, chỉ số PCI của TP.HCM đã tụt 13 bậc khi từ vị trí thứ 14/63 (năm 2021) lùi về vị trí thứ 27/63 (năm 2022). Điểm sáng duy nhất của TP.HCM trong báo cáo PCI 2022 chính là vẫn duy trì vị trí trong top 10 địa phương được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đánh giá có triển vọng tốt về môi trường đầu tư (khi xếp ở thang điểm 33,3).

Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi sự dịch chuyển trong cơ cấu lao động giữa các vùng miền và giữa các ngành nghề. Để có thể mở rộng quy mô, doanh nghiệp FDI ở Bình Dương và Đồng Nai cần tuyển dụng thêm lao động, tuy nhiên, việc này lại trở nên đặc biệt khó khăn trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19.

Hà Nội cũng bị rớt khỏi top 10 trong bảng xếp hạng PCI 2022 khi từ vị trí thứ 10 (2021) tụt xuống vị trí thứ 20 (2022).

Trong khi đó, Quảng Ninh vẫn giữ vị trí đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2022 với 72,95 điểm trên thang điểm 100, tiếp tục ghi điểm với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính.

Trong những năm qua, Quảng Ninh đã vận hành thành công ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư (IPA Quảng Ninh) với nhiệm vụ kêu gọi hỗ trợ, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi nhất, giải quyết nhanh chóng nhất các thủ tục hành chính.

Quy trình giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh này được thực hiện trên nguyên tắc 5 tại chỗ, tức là các bước tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả thực hiện ngay trong trung tâm hành chính công. Tỉnh này cũng đang cố gắng giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính điện tử trong thời gian tới.

Vị trí thứ 2 là Bắc Giang sau khi cải thiện 29 bậc và 8,06 điểm so với PCI 2021 để vươn lên đạt 72,80 điểm trên thang điểm 100 trong xếp hạng PCI 2022.

Vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng PCI 2022 thuộc về TP.Hải Phòng với điểm số 70,76. Doanh nghiệp tại thành phố đánh giá cao những hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác quốc tế trong năm qua.

Báo cáo PCI 2022 cũng ghi nhận, lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu góp mặt trong top 5 với điểm số 70,26 điểm.

Kết quả báo cáo PCI 2022 cũng cho thấy, xu hướng cải thiện chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tiếp tục được duy trì. Những chuyển động đáng chú ý bao gồm chất lượng giải quyết thủ tục hành chính gia tăng; gánh nặng chi phí thời gian thực hiện thủ tục hành chính và thanh kiểm tra tiếp tục xu hướng giảm; việc tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, phản ánh từ các doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI 2022 cho biết, chính quyền các tỉnh, thành phố cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo cáo Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2022: Hà Nội và TP.HCM tụt hạng