Trang Wionews của Ấn Độ vừa có bài viết: “Ấn Độ có thể giúp Việt Nam như thế nào trong tranh chấp ở Biển Đông?”. Một Thế Giới xin lược dịch bài viết.

Báo Ấn Độ: Có thể giúp Việt Nam như thế nào trong tranh chấp ở Biển Đông?

15/11/2021, 12:07

Trang Wionews của Ấn Độ vừa có bài viết: “Ấn Độ có thể giúp Việt Nam như thế nào trong tranh chấp ở Biển Đông?”. Một Thế Giới xin lược dịch bài viết.

Biển Đông ở phía tây Thái Bình Dương đã trở thành một trong những khu vực nhiều tranh chấp nhất trên thế giới.

Trung Quốc đang thử mọi chiến lược có thể để biến khu vực biển này trở thành một phần lãnh hải của họ. Trung Quốc ngày càng tỏ ra độc đoán trước các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đơn phương ở Biển Đông và đang cố gắng thiết lập các quyền chủ quyền của mình đối với nhiều ''đảo tranh chấp '' trong khu vực (bất chấp luật pháp quốc tế).

Các yêu sách lịch sử (phi lý của Trung Quốc) với Biển Đông được thể hiện bằng đường chín đoạn. Các tuyên bố chủ quyền liên quan Biển Đông của các nước như Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã bị Trung Quốc phớt lờ.

Trong khi Trung Quốc có tranh chấp với Indonesia về quần đảo Natuna, thì cũng có gây sự với Việt Nam liên quan quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Để đối phó Trung Quốc, Việt Nam đang tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, trong đó có Ấn Độ.

haiquan.jpg
Thủy thủ Việt Nam và Ấn Độ thực hiện nghi thức chào nhau trên biển hôm 18.8. Ảnh: Báo Hải quân.

Hai nước đã tiến hành một cuộc tập trận hai ngày ở Biển Đông (hồi trung tuần tháng 8). Đây là cuộc tập trận đầu tiên do Ấn Độ tiến hành sau cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc ở thung lũng Galwan, nơi nước này mất khoảng 20 quân nhân.

Biển Đông, nơi có dòng thương mại hàng hải hàng nghìn tỉ USD đi qua mỗi năm, chứa đầy tài nguyên thiên nhiên cũng như hệ sinh thái và có tầm quan trọng địa chiến lược. Biển Đông được ước tính có trữ lượng 190 nghìn tỉ feet khối khí đốt tự nhiên và 11 tỉ thùng dầu.

Quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp) là một tập hợp của mười đảo san hô nhỏ ở phía Tây Bắc của Biển Đông. Đây là một ngư trường phong phú do có nhiều sinh vật biển. Các chuyên gia tin rằng chúng cũng rất giàu dự trữ năng lượng. Nó được đặt tên là Paracel bởi những người vẽ bản đồ Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16. Trung Quốc đã cưỡng chiếm nó trong hơn 45 năm.

Không có dân bản địa trên các hòn đảo này để phản đối động thái của Bắc Kinh. Trên thực tế, hiện chúng chứa đầy các đồn trú quân sự, bến cảng nhân tạo và sân bay do Trung Quốc xây dựng phi pháp.

Việt Nam gọi quần đảo Hoàng Sa vốn là một phần lãnh thố được triều đại nhà Nguyễn cai trị đất nước theo bản đồ năm 1686. Gia Long, vị vua của triều Nguyễn đã chính thức sáp nhập quần đảo vào năm 1816 và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên đó.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại kể câu chuyện khác (đầy mơ hồ) và họ tuyên bố (đầy ngụy biện) rằng quần đảo này đã thuộc quyền kiểm soát của họ trong hơn 2.000 năm qua và gọi nó là Tây Sa (dù trong lịch sử thì họ nói đảo Hải Nam là lãnh thổ cực nam của mình).

Thậm chí, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn khẳng định (không có bằng chứng) là “Trung Quốc đã thăm dò và phát hiện các nguồn tài nguyên ở Biển Đông trước bất kỳ quốc gia nào khác và do đó, đã xác lập chủ quyền của mình đối với khu vực này”.

Tranh chấp chủ quyền và hàng hải ở Biển Đông đã trở thành thách thức đối với hòa bình và an ninh của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong một kịch bản như vậy, việc duy trì Biển Đông như một khu vực an toàn với thời gian đang trở thành một thách thức quan trọng đối với các nước ngoài khu vực như Ấn Độ, Mỹ và Australia, những nước cùng với Nhật Bản đã thành lập Tứ giác Đối thoại An ninh (QUAD) để kiềm chế Trung Quốc.

Mặc dù Ấn Độ không có chung đường biên giới trực tiếp ở Biển Đông, nhưng New Dehli cố gắng duy trì một trật tự dựa trên luật lệ và tự do hàng hải trong khu vực.

Ấn Độ đã tăng cường cách tiếp cận cân bằng lịch sử và bắt đầu đóng vai trò chủ động trong khu vực này. Ấn Độ đã bộc lộ tầm nhìn của mình với thế giới bằng cách thay đổi 'Chính sách Hướng Đông' thành 'Chính sách Hành động Hướng Đông.'

Năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh '' đảm bảo lợi ích ''của các nước khác ở Biển Đông trong cuộc gặp trực tuyến với người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã tuyên bố rõ ràng rằng nước này muốn có một trật tự dựa trên luật lệ theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) ở khu vực này.

Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại về đề xuất của Trung Quốc đối với khu vực mà nước này muốn hạn chế bất kỳ cuộc tập trận quân sự nào của bên thứ ba.

Ấn Độ cũng đã phát hành một tài liệu song phương có tên 'Tầm nhìn chung của Việt Nam vì Hòa bình, Thịnh vượng và Con người.' Trong văn bản này, hai bên đã nhấn mạnh việc thực hiện có hiệu quả tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Tuyên bố đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng hai quốc gia sẽ không để bất kỳ ai cản trở các quyền và lợi ích hợp pháp ở khu vực này.

Tuyên bố chung của Ấn Độ và Việt Nam cũng đề cao ý nghĩa của việc phi quân sự hóa và tự chủ ở Biển Đông để tình hình khu vực này không phức tạp thêm và duy trì hòa bình cũng như ổn định.

Việt Nam là một quốc gia quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với nhiều nước thành viên có tranh chấp với Trung Quốc.

Ấn Độ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Ban điều tiết năng lượng nguyên tử của Ấn Độ Cục An toàn bức xạ và hạt nhân của Việt Nam đã ký một thỏa thuận liên quan đến hợp tác công nghiệp quốc phòng và hạt nhân (vì mục đích năng lượng hòa bình).

Thỏa thuận cũng đã cung cấp khoản tài trợ 5 triệu USD để phát triển một công viên phần mềm quân đội tại Đại học Viễn thông Quốc gia Việt Nam.

Trong đại dịch COVID-19, Ấn Độ đã giúp thiết lập một chuỗi cung ứng đáng tin cậy, hiệu quả và linh hoạt với Việt Nam.

Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt vắc xin Covaxin của Ấn Độ do hãng Bharat Biotech sản xuất để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Năm ngoái, Ấn Độ đã bàn giao một tàu hộ vệ cao tốc cùng với khoản tín dụng quốc phòng trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Ấn Độ: Có thể giúp Việt Nam như thế nào trong tranh chấp ở Biển Đông?