Việc nhà văn Nguyễn Văn Thọ thông tin tới độc giả về cuốn tiểu thuyết mang tên "Quyên" của ông đang được đọc miễn phí trên mạng Waka do mạng này ký hợp đồng với ban Bản quyền Hội nhà văn Việt Nam (VLCC) với giá 50 triệu đồng cho tác phẩm này cùng với 188 tác phẩm khác, khiến nhiều dư luận quan tâm.

'Ban Bản quyền Hội nhà văn VN đem bán tác phẩm của chúng tôi không bằng cân giấy vụn'

Nguyễn Dũng - Báo Gia đình | 29/06/2016, 14:54

Việc nhà văn Nguyễn Văn Thọ thông tin tới độc giả về cuốn tiểu thuyết mang tên "Quyên" của ông đang được đọc miễn phí trên mạng Waka do mạng này ký hợp đồng với ban Bản quyền Hội nhà văn Việt Nam (VLCC) với giá 50 triệu đồng cho tác phẩm này cùng với 188 tác phẩm khác, khiến nhiều dư luận quan tâm.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, nhà văn Nguyễn Văn Thọ khẳng định: sẽ quyết định hủy ủy quyền cho Hội Nhà văn về các tác phẩm của ông ngay sau khi nhận được thông tin 189 tác phẩm của 189 nhà văn được "bán" cho Waka vớigiá... 50 triệu đồng.

Chào ông, được biết tác phẩm Quyên của ông đã được Waka đăng trên mạng và khai thác nhưng không hề liên lạc với ông về vấn đề tác quyền, ông chia sẻ việc này như thế nào?

Việc Waka trao đổi và ký hợp đồng với ban bản quyền Hội Nhà văn Việt Namnhư thế nào thì tôi không biết trước đó. Nhưng sau khi tôi chia sẻ lên trang cá nhân về việc tác phẩm "Quyên" của mình đang được một đơn vị khai thác một cách miễn phí thì nhận được thông báo là Waka đã ký hợp đồng với VLCC để khai thác các tác phẩm của các nhà văn, tổng cộng là 189 nhà văn với 189 tác phẩm khác nhau nhưng chỉ với giá... 50 triệu đồng.

Điều làm tôi bức xúc nhất, đó chính là VLCC giải thích: Trong 189 tác phẩm đó, tác phẩm nào được đọc và khai thác nhiều nhất thì tác phẩm đó được trả tiền cao hơn các tác phẩm khác. Thử hỏi, trong 189 nhà văn đã trót ký vào văn bản ủy quyền và các tác giả khi bị sử dụngtác phẩm màkhông được thông báo, khibiết thông tin các tác giả có thấy tủi thân khi tác phẩm của họ được... đem bán không bằng giấy vụn không?

Vậy trước khi đăng tải các tác phẩm, có đơn vị nào liên hệ với ông hay không, thưa ông?

Không hề có đơn vị nào liên lạc với tôi trước khi đăng tác phẩm. Ngay cả khi mua bán với nhau, giữa Waka hay VLCC cũng không hề liên hệ với tác giả cho nên mới xảy ra sự việctác giả thì không biết, người mua thì không hay. Đến khi tôi biết, bức xúc đưa việc này lên trang cá nhân thì bên Waka liên lạc nói rằng họ đã ký tác quyền với VLCC rồi, khi liên lạc vớianh Đỗ Hàn (Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam) thì anh Hàn cho biết, VLCC ký hợp đồng với Waka vì chúng tôi trước đó đã ký vào văn bản ủy quyền cho đơn vị này bảo hộ tác phẩm, trong đó có từ “khai thác” và với đúng từ này, họ đã mang “bán” tác phẩm của chúng tôi với giá rẻ mạt.

Chiều ngày 28.6, tôi có làm việc với nhà văn Đỗ Hàn, ông ấy đã cung cấp cho tôi rằng VLCC đã bán tác phẩm của 189 nhà văn theo yêu cầu của bên mua là Waka, giá bán 189 tác phẩm này là 50 triệu trong vòng 1 năm là năm 2016 nhưng đến cuối năm mới thanh toán tiền, giá trung bình chỉ là 264 nghìn đồng/1 tác phẩm/1 năm. Nhà văn đã tin vào thỏa thuận vì nghĩ VLCC sẽ bán tác phẩm trên mạng mang lại quyền lợi cho hội viên nên đã ký vào văn bản không có những điều khoản ràng buộc cụ thể, thiếu tính thận trọng. Đây cũng là bài học cho tôi cũng như các nhà văn khác rút kinh nghiệm hơn, tránh những sai sót về sau bởi “Nếu mình không tôn trọng đứa con tinh thần mà mình đẻ ra thì không ai còn tôn trọng cả”.

Nhà văn Nguyễn VănThọ

Vậy động thái của ông đối với tác phẩm “Quyên” của mình bây giờ sẽ thực hiện như thế nào?

Trước hết, tôi sẽ làm lại toàn bộ giấy tờ, hủy đi quyết định bảo hộ tác phẩmđối với VLCC hoặc nếu có sửa lại thì phải ghi rõ tôi chỉ ủy quyền bảo hộ tác phẩm chứ không ủy quyền mua bán tác phẩm của tôi cho đơn vị khác mà tôi không được biết hoặc không đồng tình. Tôi thường tự đi bán sách ở Việt Nam với trị giá 100.000 đồng, ở nước ngoài với giá từ 20-25 Euro thì cứ y giá thực hiện, không bớt một đồng. Còn việc sau này, tôi có tặng độc giả tác phẩm của tôi thì đó là việc của tôi, được sự đồng ý.

Việc thứ 2 nữa là tôi sẽ làm đơn yêu cầu Waka rút cuốn tiểu thuyết của tôi khỏi trang này để sự việc giải quyết cụ thể rồi sau đó sẽ phản hồi cho đơn vị này sau. Waka cũng cho tôi biết nếu tôi không đồng ý cung cấp, ủy quyền cho VLCC nữa thì Waka sẽ ký kết hợp đồng khai thác trực tiếp với tôi thông qua tác phẩm “”Quyên”. Tôi rất trân trọng và ủng hộ việc Waka đã thiện chí liên lạc với tôi ngay sau khi nhận được thông tin – mà cụ thể đại diện Waka là chị Thúy Hằng.

Được biết tác phẩm “Quyên” đã được dựng thành phim và dự thi trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ III năm 2014. Vậy ông cho biết, với tác phẩm này ông đã bán cho đoàn phim trị giá bao nhiêu?

Chỉ riêng bán bản quyền để dựng phim đã hơn 200 triệu đồng, bên cạnh đấy tôi bán cho nhà xuất bản trong 2 năm đầu tiên là 14% tổng số tiền bán sách, khi tái bản tôi lấy 12% nữa. Ngoài ra tôi còn gặp gỡ và đi bán sách ở nước ngoài cũng thu về gần 1 tỷ đồng. Chính vì thế nhìn con số 50 triệu đồng/189 tác phẩm mà Waka mua tôi hoàn toàn bị bất ngờ và đau xót. Số tiền mà VLCC dự tính trả cho chúng tôi không hề có ý nghĩa gì hết, thậm chí là còn không đủ tiền xăng xe. Nhà văn chúng tôi nghèo nhưng cương trực, nếu đúng tác phẩm được bạn đọc yêu thích, quý mến, dù tặng không chúng tôi vẫn tặng. Còn nếu khai thác để mua bán thì phải trả đúng với chất xám mà chúng tôi bỏ ra.

Nếu được tiếp tục khai thác, ông có đồng ý cho Waka khai thác tác phẩm của mình với giá như trong hợp đồng với VLCC?

Tôi hoàn toàn không đồng ý và cũng không chấp nhận giá như vậy khi một đơn vị kinh doanh khai thác tác phẩm của tôi.Sự sử dụng khai thác như Waka đang làm thực tế không mang lại quyền lợi thiết thực cho từng nhà văn, bởi nếu thụ hưởng bình quân việc bán tác phẩm như vậy thì giá trị khai thác 1 năm của các tác phẩm của 189 nhà văn thực phũ phàng, nhất là khi mà có nhiều tác giả vẫn bán đều đặn tác phẩm của họ trong hình thức sách in giấy. Và, với cách thức bán trọn gói 50 triệu cho 189 tác giả và tác phẩm như thế, để Waka cho không tác phẩm, nhằm mang lợi tức dưới hình thức nào khác cho Waka, sẽ tổn hại tới sức mua và quyền lợi thực chất, khi nhà văn còn có thể thụ hưởng tiền bạc từ việc bán sách in, đó là chưa kể tổn thương về mặt tinh thần đối với các nhà văn.

Nếu cứ đồng ý cho VLCC hay Waka khai thác tác phẩm này hay tác phẩm khác với trị giá như vậy, dễ dẫn đến một ngày tôi và các nhà văn khác cùng sốc mà đứt mạch máu não có ngày.

Cảm ơn ông về những thông tin

Nguyễn Dũng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Ban Bản quyền Hội nhà văn VN đem bán tác phẩm của chúng tôi không bằng cân giấy vụn'