Trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Hội đồng thi Tây Ninh có 58 bài thi trắc nghiệm bị điểm 0 và đều tăng điểm sau phúc khảo. Thế nhưng lỗi do thí sinh, người chấm hay phần mềm vẫn là nguyên nhân chưa được Bộ GD-ĐT làm rõ.

Bài thi trắc nghiệm 0 thành 9 điểm ở Tây Ninh: Cần xác định rõ sai ở đâu

nguyễn tuyết | 02/08/2019, 10:44

Trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Hội đồng thi Tây Ninh có 58 bài thi trắc nghiệm bị điểm 0 và đều tăng điểm sau phúc khảo. Thế nhưng lỗi do thí sinh, người chấm hay phần mềm vẫn là nguyên nhân chưa được Bộ GD-ĐT làm rõ.

Theo đánh giá của Bộ GD- ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm nay đảm bảo được mục tiêu, đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học ở mức độ học vấn phổ thông. Cho đến thời điểm hiện tại, cho đến thời điểm này chưa phát hiện thấy hiện tượng tiêu cực, gian lận, hoặc gian lận có tổ chức.

Gần một tháng sau khi kỳ thi kết thúc, chiều 8.1 Bộ GD-ĐT đã đưa ra con số thống kế về công tác chấm điểm cho thấy, số bài thi yêu cầu chấm phúc khảo lên đến 57.639 bài, riêng môn thi trắc nghiệm chiếm đến 40.887 bài.

Sau khi phúc khảo có 204 bài thi trắc nghiệm thay đổi kết quả. Riêng Hội đồng thi tỉnh Tây Ninh có đến 62 bài thi trắc nghiệm thay đổi kết quả sau phúc khảo, trong đó có 58 bài thi trắc nghiệm bị điểm 0 và đều tăng điểm khi chấm lại. Cá biệt có bài tăng từ 0 lên 8,75, rất nhiều bài thi từ 0 lên 7,5; 8. Bài tăng ít nhất từ 0 lên 2.

Bộ GD-ÐT nhận định các nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi kết quả sau phúc khảo so với ban đầu của các bài thi là do chất lượng của bản in Phiếu trả lời trắc nghiệm không đồng đều dẫn đến máy quét không nhận dạng được chính xác; một số thí sinh tô nhầm số báo danh; một số thí sinh tô sai mã đề thi; một số thí sinh tô mờ đáp án hoặc không tẩy hết đáp án cũ sau khi đã thay đáp án mới trên bài làm.

Máy chấm bài thi trắc nghiệm ở một trường ĐH

Thế nhưng theo nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nguyên nhân nói trên là chưa hoàn toàn thuyết phục và không nên đẩy phần thiệt thòi cho thí sinh. Các chuyên gia còn giải thích quá trình chấm bằng máy nhưng vẫn do con người thực hiện, do đó, khi phần mềm báo lỗi, người chấm phải kiểm tra, rà soát lại.

Bên cạnh đó phần mềm chấm thi phải được thử nghiệm nhiều lần, con người cũng được tập huấn. Vì vậy, không có chuyện đổ lỗi cho thí sinh tô mờ, tô sai và công bố một danh sách toàn điểm 0 làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học sinh.

Một chuyên gia khảo thí cho rằng, việc mã hóa dữ liệu, mã hóa thông tin của thí sinh khi chấm thi là cần thiết, nhưng nếu phần mềm không cho phép đơn vị chấm thống kê, soát xét điểm thi thì đây lại là một nhược điểm. Và nhược điểm này nếu không được khắc phục, chắc chắn những bài thi từ 9 điểm thành 0 điểm, từ tổng 20,5 điểm thành 0 điểm như ở Tây Ninh sẽ vẫn xảy ra.

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD -ĐT) cho rằng dù là lỗi của thí sinh, hay ở khâu nào, vẫn khó có thể chấp nhận sai lầm ở khâu chấm thi tại kỳ thi tầm cỡ quốc gia. Bộ GD-ĐT cần sớm vào cuộc, làm rõ trách nhiệm để trước hết đảm bảo quyền lợi của thí sinh, quan trọng hơn là đảm bảo những sai sót trong kỳ thi THPT quốc gia sẽ không còn lặp lại.

Trong khi đó đến thời điểm sau khi phúc khảo,Bộ GD-ĐT vẫn cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia 2019 có số lượng bài thi trắc nghiệm rất lớn, do đó không thể tránh khỏi các lỗi nói trên. Chính vì vậy, quy chế thi hằng năm đều có quy định cho phép thí sinh được phúc khảo bài thi trắc nghiệm.

Năm 2019, công tác phúc khảo đã được các hội đồng thi tổ chức thực hiện đúng quy chế. Kết quả phúc khảo được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và được thí sinh sử dụng để xét tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2019.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài thi trắc nghiệm 0 thành 9 điểm ở Tây Ninh: Cần xác định rõ sai ở đâu