1 dự án có tác động mạnh đến môi trường thiên nhiên, mà nghiên cứu quá sơ sài. Và theo một số nhà khoa học, đáng lo nhất, là hàng triệu hộ dân sẽ khổ, nếu dự án này hoàn thành.

Bài 2: Giới khoa học lo ngại dự án sẽ làm hàng triệu hộ dân miền Tây bị ảnh hưởng

29/09/2018, 05:42

1 dự án có tác động mạnh đến môi trường thiên nhiên, mà nghiên cứu quá sơ sài. Và theo một số nhà khoa học, đáng lo nhất, là hàng triệu hộ dân sẽ khổ, nếu dự án này hoàn thành.

Cống Láng Trâm và âu thuyền Tắc Thủ, thường xuyên bị dân phản đối, đòi mở để đưa nước mặn về nuôi tôm- Ảnh: Nguyễn Ngọc Trân

Bài 1: Băn khoăn từ dự án thủy lợi nghìn tỉ Cái Lớn - Cái Bé

Làm trước, khắc phục sau?

Khi phê duyệt dự án, Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý, giai đoạn sau cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của dự án, trong đó có đánh giá làm rõ mức độ ảnh hưởng, tác động đến môi trường nước, đất trong khu vực dự án, các giải pháp giảm thiểu, khắc phục tình trạng này sau khi có dự án. Điều này chứng tỏ, đây là những vấn đề chưa được các nhà lập dự án tính đến, mà làm theo kiểu, đến đâu tính đến đó?

Tiến sĩ Tăng Đức Thắng- Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (nơi tham gia lập dự án), thừa nhận về những biến động khó lường trong tương lai. Đó là, nguồn nước hiện đã rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tương lai còn khó khăn hơn. Bên cạnh, các nguồn xả thải gia tăng cả từ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, sinh hoạt, dự báo tăng gấp 1,5 lần ở năm 2030.

Hệ thống thủy lợi hiện hữu chưa đáp ứng được về phòng chống thiên tai và thời tiết cực đoan (hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sụt lún đất) nên sản xuất bấp bênh, tranh chấp giữa các môi trường mặn/ngọt/lợ còn kéo dài.

Vùng dự án (tô hồng)- Ảnh: Ngọc Chánh

Vì thế, theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ- dù đúng ra đây là việc phải làm đầu tiên: so sánh việc đầu tư cống Cái Lớn - Cái Bé với các giải pháp làm đê bao nhỏ, bao vừa, bao lớn về kinh tế, kỹ thuật để khẳng định phương án xây dựng cống là tối ưu. Tính toán thêm giải pháp xây dựng trạm bơm đầu sông Hậu.

Đặc biệt, khi phù sa thượng nguồn về ít thì đáy sông Hậu bị hạ thấp, sẽ ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả của hệ thống Cái Lớn - Cái Bé. Cần đánh giá chi tiết hơn các ảnh hưởng của hệ thống đến vấn đề môi trường. Cuối cùng, việc đầu tư hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé nếu làm song song với hệ thống cống ven biển Tây và cống Xẻo Rô thì hiệu quả mới rõ rệt hơn.

Điều này cho thấy, các nhà lập dự án chỉ chăm chăm bỏ tiền xây 2 cống- nhưng chưa đảm bảo hiệu quả, mà không muốn nghiên cứu những giải pháp ít tốn kém. “Nêu lên hiện trạng mà không chỉ đúng nguyên nhân, rồi từ đó kết luận là cần thiết đầu tư 2 cống sẽ dẫn đến nguy cơ tiếp tục vòng xoáy tiếp tục khai thác sai, bao ví đồng bằng với quá nhiều cống đập các kích cở, đối lập con người với thiên nhiên, châu thổ với biển”, GS.TS Nguyễn Ngọc Trân, khẳng định.

Dân sẽ khổ!

Theo các nhà khoa học, nếu dự án triển khai, nguy cơ hàng triệu hộ dân ở ĐBSCL gánh khổ là rất cao. Bởi khi đó, vùng dự án trở thành bãi ô nhiễm, nước không tiêu thoát được, sẽ chứa phèn mặn, chất thải từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, và sẽ trở thành vùng đất chết!

Khi biển Đông nước lớn, lực đẩy sẽ đưa nước từ các cửa biển ở Cà Mau tràn vào đất liền. Nhưng nước mặn cao lắm chỉ đến TP. Cà Mau là bị các cống ở quốc lộ 1A hiện nay ngăn lại. Và khi 2 cống Cái Lớn- Cái Bé hình thành, ngăn lực đẩy khi nước lớn ở biển Tây bơm nước vào đồng bằng. Đương nhiên, vùng dự án sẽ không còn lực đẩy nào giúp nước lưu thông, trở thành vùng nước tù (không chảy, nước đứng) rất lớn.

Theo GS.TS Trân, hậu quả từ các con kênh đào trong phòng trào thủy lợi trước đây ở ĐBSCL, sau này tạo ra rất nhiều điểm giáp nước (nước đứng) mà các cống, rất nhiều, không tháo ra được. Môi trường nước bị ô nhiểm, trầm tích lắng đọng, lục bình sinh sôi nảy nở, giao thông thủy gặp thêm khó khăn ngoài các cống đóng mở.

Ô nhiễm nước, tức lấy nước tưới lúa, tưới cây thì chết sạch. Nuôi thủy sản thì chúng chết trắng. Và dĩ nhiên, nước đấy cũng chẳng thể dùng cho sinh hoạt gì cả. không có nước, dân sẽ bỏ xứ ra đi, bởi sống còn khó, nói chi trồng trọt, nuôi trồng!

Ô nhiễm tại các cống ngăn mặn ở Cà Mau- Ảnh: Nguyễn Ngọc Trân

Những vùng nước đứng, như ở huyện Phước Long (Bạc Liêu), nay gây ô nhiễm nặng môi trường nước. Đây là một bài học rất đắt giá về quy hoạch duy ý chí, không tôn trọng các quy luật, hoặc nghiên cứu khả thi làm không có chất lượng, thiếu trách nhiệm!

“Khi chưa làm rõ, đã định triển khai giai đoạn 1, bắt tay xây dựng các cống sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường về môi trường, về sản xuất và đời sống của người dân và về ngân sách nhà nước trong khi nợ công đã rất cao”, GS.TS Trân khẳng định.

Khi nào xong giai đoạn 1? Kết quả của giai đoan 1 cụ thể là gì? Báo cáo tóm tắt viết: “Khi công trình hoàn thành”, khi đó là khi nào? Còn phải đầu tư những công trình nào nữa, ở đâu, lúc nào, bao nhiêu thì mới gọi là đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, công trình hoàn thành? Phải làm rõ để nếu sau này hiệu quả của dự án không như báo cáo thì biết tại sao và từ đâu, trách nhiệm thuộc về khâu nào, và về ai. Hàng ngàn tỉ đồng chứ không ít!

“Chúng tôi phản biện, xuất phát từ nhận thức rằng không thể giải quyết các bức xúc này bằng hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé, vì không đủ cơ sở khoa học, thậm chí có nguy cơ môi trường sẽ càng nghèo kiệt hơn, xấu hơn, sản xuất, đời sống và sinh kế của người dân không ổn định, không bền vững”, GS.TS Trân cho biết.

Hệ thống cống đập trên quốc lộ 1 (dự án Ngọt hóa bán đảo Cà Mau), vận hành theo cách đóng cống lúc nước lớn và mở cống lúc nước ròng trong mùa khô, đã làm mất sức đẩy nước từ biển Đông sang biển Tây rất nhiều, nên tạo ra những vùng nước không chảy (giáp nước). Do các khu vực đông dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…của nơi đây chưa có hệ thống xử lý nước thải, nên đã gây ra ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Bây giờ thêm cống Cái Lớn - Cái Bé cũng vận hành như trên thì sẽ mất luôn sức đẩy của nước từ phía biển Tây, vậy tình trạng ô nhiễm nguồn nước nơi đây sẽ ra sao?

(còn nữa)

Hồ Hùng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 2: Giới khoa học lo ngại dự án sẽ làm hàng triệu hộ dân miền Tây bị ảnh hưởng