Đổi mới sáng tạo (ĐMST) được nói đến ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ. Nhưng trên thực tế, rất ít ví dụ thành công. Nói cách khác, ai cũng muốn thực hiện ĐMST, nhưng thực hiện thành công thì quá ít. Vì sao vậy?

Bài 1: Đổi mới sáng tạo từ khoa học đến lối thoát kinh tế

Một Thế Giới | 20/11/2014, 11:53

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) được nói đến ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ. Nhưng trên thực tế, rất ít ví dụ thành công. Nói cách khác, ai cũng muốn thực hiện ĐMST, nhưng thực hiện thành công thì quá ít. Vì sao vậy?

Câu trả lời hợp lý nhất là vì ĐMST có những rào cản mà không phải ai cũng có thể vượt qua được.
Kỳ vọng
Khoảng vài năm trở lại đây, đổi mới sáng tạo đã trở thành một chủ đề nóng của giới chuyên gia, và dần lan sang các doanh nhân và giới truyền thông. Lý do chính là nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, dựa trên vốn đầu tư và lao động giá rẻ, đã chạm ngưỡng bão hòa. Chỉ số ICOR (chỉ số hiệu suất đầu tư) năm 2013 là 5,6 - tức là để có một đồng tăng trưởng thì phải đầu tư 5,6 đồng – một con số quá cao so với chỉ số ICOR của các nước Đông Á trong thời kỳ cất cánh: Nhật Bản (1961-1970), ICOR=3,2; Hàn Quốc (1981-1990), ICOR=3,2; Đài Loan (1981-1990), ICOR=2,7.
Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã đặt ra cảnh báo: Muốn tránh bẫy thu nhập trung bình và phát triển, phải tìm mô hình phát triển mới, dựa trên việc đổi mới công nghệ và quản trị, thì mới có thể phát triển bền vững được.
Với doanh nghiệp, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã dẫn đến khó khăn vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê, chỉ riêng tám tháng đầu năm 2014, đã có 44.500 doanh nghiệp phá sản hoặc tạm dừng hoạt động. Dự đoán một lượng tương đương hoặc lớn hơn các doanh nghiệp tuy chưa ở mức phá sản, nhưng đang sống lay lắt, cũng là một thực tế cần lưu ý.
Trong hoàn cảnh đó, ĐMST đã nổi lên như một lối thoát của nền kinh tế. Hàng loạt dự án về ĐMST đã hoặc đang được triển khai, chẳng hạn: Chương trình ĐMST Việt Nam – Phần Lan (IPP, 11 triệu Euro cho giai đoạn 2014-2018), Dự án ĐMST hướng tới người thu nhập thấp Việt Nam (VIIP) với dự hỗ trợ của World Bank dưới dạng IDA (55 triệu USD), Dự án Đẩy mạnh ĐMST thông qua Nghiên cứu, Khoa học và Công nghệ (FIRST) của Bộ KH&CN (110 triệu USD, trong đó 100 triệu là vốn vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế của Ngân hàng Thế giới), Dự án khởi nghiệp theo mô hình Thung lũng Silicon (Vietnam Silicon Valley)… là những ví dụ điển hình.
Bên cạnh đó, các khóa đào tạo về đổi mới sáng tạo, các hội thảo hội nghị về chủ đề này, cũng diễn ra thường xuyên ở hai miền Nam - Bắc. Nhiều doanh nghiệp bắt dầu coi khả năng sáng tạo là một trong những giá trị cốt lõi mà họ theo đuổi. Câu lạc bộ Doanh nghiệp ĐMST cũng đã được thành lập.
Đây là những chuyển động đáng ghi nhận. Ai cũng muốn ĐMST mang lại những kết quả thiết thực cho việc vực dậy nền kinh tế và gỡ khó cho doanh nghiệp. Nhưng hiệu quả thực sự của các dự án này, của các cuộc hội thảo hội nghị… có được như mong đợi hay không, thì rất khó nói, vì nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố, ở tất cả các khâu, từ việc thiết kế chính sách, đến triển khai trên thực tế và khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực. 
Trong số đó, có một yếu tố rất cơ bản mà nếu không hiểu rõ thì dù cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa cũng sẽ thất bại. Cụ thể, đó là việc phải trả lời câu hỏi: Đâu là những rào cản của các quá trình ĐMST?
Vì sao thất bại?
Để có thể tiến hành đổi mới sáng tạo thành công, thì khâu đầu tiên là phải nhận biết được các rào cản này, từ đó tìm cách khắc phục, và quan trọng hơn là kiên nhẫn khắc phục, thì quá trình đổi mới có thể mang lại kết quả.
Vậy những rào cản đó là gì?
Từ quan sát hành xử của cá nhân và các tổ chức trong các quá trình chuyển đổi nói chung và quá trình ĐMST nói riêng, có thể liệt kê các rào cản thành bảy nhóm như sau:
- Rào cản từ cá nhân
- Rào cản từ đồng nghiệp
- Rào cản từ tổ chức
- Rào cản từ kiến thức
- Rào cản từ nguồn lực
- Rào cản từ văn hóa xã hội
- Rào cản từ thể chế
(còn nữa)
>> Nấm ăn da “chu du” từ Á sang Âu, đe doạ tuyệt chủng loài lưỡng cư cổ
>> 4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông và mưu đồ Trung Quốc

Giáp Văn Dương/Tia Sáng
* Tựa bài do Một Thế Giới đặt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 1: Đổi mới sáng tạo từ khoa học đến lối thoát kinh tế