Nhiều lời truyền miệng rằng những người mắc bệnh nền không thể hoặc không được tiêm vắc xin COVID-19 vì dễ biến chứng và ảnh hưởng đến bệnh nền. Trong khi họ lại chính là đối tượng có nguy cơ dễ tử vong nhất khi mắc COVID-19. Thực hư chuyện này ra sao?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Người mắc bệnh nền ổn định càng nên tiêm vắc xin COVID-19

Nhân Hoàng | 21/06/2021, 09:29

Nhiều lời truyền miệng rằng những người mắc bệnh nền không thể hoặc không được tiêm vắc xin COVID-19 vì dễ biến chứng và ảnh hưởng đến bệnh nền. Trong khi họ lại chính là đối tượng có nguy cơ dễ tử vong nhất khi mắc COVID-19. Thực hư chuyện này ra sao?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, chuyên gia về dịch tễ học tại TP.HCM, khẳng định: “Không có chuyện người đang bị bệnh nền ổn định thì chích vắc xin COVID-19 sẽ ảnh hưởng bệnh nền” và khuyên người có bệnh nền càng nên chích ngừa vì khi mắc COVID-19 rất dễ biến chứng nặng…

"Khi có bệnh nền ổn định càng nên chích vắc xin ngừa COVID-19”, bác sĩ Khanh nói.

Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh nói rằng không có chuyện người thể trạng yếu ớt sẽ bị phản ứng nhiều hơn người to khỏe khi tiêm vắc xin COVID-19. 

Cũng theo bác sĩ Khanh, không có chuyện người lớn tuổi chích vắc xin sẽ bị phản ứng nhiều, ảnh hưởng sức khỏe hơn.

Bác sĩ Khanh khuyên người đã được tiêm hai liều vắc xin COVID-19 nên thực hiện 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) vì vẫn có thể nhiễm SARS-Co-V. Đây là chuyện đã thấy ở hàng chục nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vốn đã tiêm vắc xin AstraZeneca.

bac-si-truong-huu-khanh-nguoi-mac-benh-nen-on-dinh-nen-tiem-vac-xin-covid-19.jpg
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia về dịch tễ học tại TP.HCM 

Dưới đây là 6 câu hỏi thường gặp về tiêm vắc xin COVID-19 và phần trả lời của bác sĩ Trương Hữu Khanh.

1. Ai nên chích vắc xin COVID-19?

- Không có chuyện người thể trạng yếu ớt thì chích sẽ bị phản ứng nhiều. Người to như voi cũng bị phản ứng, có người yếu như sên nhưng lại không bị phản ứng.

- Không có chuyện người đang bị bệnh nền ổn định thì chích vắc xin sẽ ảnh hưởng bệnh nền. Người có bệnh nền càng nên chích ngừa vì khi mắc COVID-19 rất dễ biến chứng nặng (bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, đặt xì ten, viêm gan B, C, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình, thiếu men G6PD)… Khi có bệnh nền ổn định càng nên chích vắc xin ngừa COVID-19.

- Không có chuyện người lớn tuổi chích vắc xin sẽ bị phản ứng nhiều, ảnh hưởng sức khỏe. Người càng lớn tuổi càng ít bị phản ứng.

- Rất hiếm các loại thuốc đang sử dụng ảnh hưởng đến việc chích vắc xin COVID-19. Khi chích xong vẫn uống thuốc hàng ngày bình thường.

2. Ai không được chích vắc xin COVID-19?

- Dị ứng phản ứng phản mức độ 2 (phù mặt, nôn ói đau bụng dữ dội, phải chích adrenalin) với tất cả các thứ (thức ăn, thuốc…).

- Phụ nữ mang thai (nước ngoài cho chích nếu nguy cơ mắc bệnh cao).

- Cho con bú (nước ngoài cho, Việt Nam chưa), nước ngoài chích xong vẫn bú phà phà.

- Người đang bị ung thư giai đoạn cuối, đang bị chứ không phải đã chữa ổn định.

- Người đang xơ gan giai đoạn cuối.

3. Ai khoan chích vắc xin COVID-19?

- Trẻ dưới 18 tuổi chưa được chích vắc xin.

- Đang bệnh cấp tính.

- Đang uống thuốc ức chế miễn dịch, nếu ngưng 14 ngày rồi thì chích.

4. Trước khi chích vắc xin COVID-19 nên làm gì?

- Hợp tác khai báo y tế, thực hiện các thủ tục, giữ khoảng cách.

- Bình tĩnh, không đọc tin tức lung tung về vắc xin làm gì, chích vắc xin là cơ hội tốt, không được bỏ qua tầm tay.

- Không uống cà phê nhiều vì khi khám sàng lọc mạch nhanh, quá, tim đập thình thịch.

- Ngồi nghĩ thư giãn một chút rồi khám sàng lọc, chứ không đi gấp kẻo huyết áp tăng lên.

- Một số người nguy cơ mắc COVID-19 thì chích vắc xin tại bệnh viện hay chích cuối buổi.

5. Trong vòng 30 phút tại nơi chích ngừa nên làm gì?

- Giữ khoảng cách an toàn, không bàn về chuyện phản ứng của vắc xin sau khi chích.

- Thư giãn, nói chuyện vui cũng được.

- Báo bác sĩ ngay nếu nổi mề đay, mệt, tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều (tình huống này rất hiếm).

6. Khi về nhà thì làm gì?

Sẽ bị phản ứng hay không thì tùy và nhiều kiểu khác nhau. 6 tiếng đầu đa số phơi phới vui vẻ, 6 tiếng sau thì:

- Kiểu 1: Khỏe re, không thấy gì đặc biệt, đau một chút nơi chích…

- Kiểu 2: Thường gặp nhất, ê ẩm cơ thể, gai gai sốt, cảm thấy ể oải quá, sốt nhẹ, đêm đầu sẽ khó ngủ chút, đau đầu một chút, 24 – 36 - 48 tiếng là hết. Nhóm này đa số đi làm bình thường...

- Kiểu 3: Sốt cao, mệt mỏi quá, sốt run cầm cập, đau nhức mình quá, uống thuốc giảm đau hạ sốt mà cũng giảm chậm. Ráng gồng mình chịu đựng, cũng 24 – 36 - 48 tiếng hết, hiếm ai 72 tiếng mới hết.

- Kiểu 4: Đau bụng, tiêu chảy, ói nhiều, tầng xuất ra vào nhà vệ sinh tăng lên đột ngột, ăn uống không được, ráng ăn chút một cũng sẽ ổn sau 24 – 48 giờ. Mệt quá thì vào bệnh viện truyền nước biển.

Cuối cùng, bác sĩ Trương Hữu Khanh lưu ý một số điều quan trọng sau: “Người bị cao huyết áp hay khi đi khám sàng lọc mới biết huyết áp hơi cao thì nên đo huyết áp mỗi 4 - 6 giờ trong 24 giờ đầu sau chích.

Sau 4 ngày mà còn đau nơi chích, đau nơi nào đó trên người hoài, đau nhiều thì đi khám hay gọi điện thoại hỏi người tư vấn.

Chích vắc xin COVID-19 không có chuyện sinh ra con vi rút trong người (tin đồn lung tung). Chích xong thường 14 ngày mới có tạo kháng thể, mũi 2 cách mũi 1 từ 4 - 12 tuần. Đa số khi chích mũi 2 thì ít bị phản hơn hơn mũi 1 nhiều.

Bây giờ tỷ lệ chích vắc xin COVID-19 ở cộng đồng còn thấp lắm, nên chích ngừa xong vẫn thực hiện 5K nghiêm chỉnh”.

Bài liên quan
BS Trương Hữu Khanh: Vì sao COVID-19 tại TP.HCM đáng lo hơn Bắc Giang?
Sáng 6.6, TP.HCM ghi nhận thêm 10 ca mắc COVID-19. Như vậy sau 10 ngày, số ca mắc của thành phố này đã lên tới 355 ca nhiễm COVID-19 và ghi nhận 1 trường hợp tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hà Nội xây dựng thành phố thông minh, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Hà Nội sẽ phát triển thành đô thị thông minh, hiện đại, vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Người mắc bệnh nền ổn định càng nên tiêm vắc xin COVID-19