Bác sĩ Zhang nói: “Đã có báo cáo về các nhân viên y tế ở Mỹ và Anh chịu một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Tôi không muốn làm "chuột bạch".

Bác sĩ Trung Quốc không chịu tiêm thử vắc xin COVID-19 vì không muốn làm “chuột bạch”

Anh Tú | 24/12/2020, 08:28

Bác sĩ Zhang nói: “Đã có báo cáo về các nhân viên y tế ở Mỹ và Anh chịu một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Tôi không muốn làm "chuột bạch".

Là một chuyên gia y tế tại một bệnh viện công ở đông bắc Trung Quốc, Zhang Quan có nguy cơ tiếp xúc với coronavirus rất cao.

Bác sĩ 37 tuổi đến từ An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, cố gắng tránh xa mối nguy hiểm đó bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay và làm xét nghiệm coronavirus ít nhất một lần mỗi tháng. Nhưng Zhang không hào hứng với việc nằm trong danh sách ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19.

Zhang nói: “Đã có báo cáo về các nhân viên y tế ở Mỹ và Anh chịu một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Tôi không muốn trở thành một con chuột thí nghiệm".

Zhang cho biết sẽ tốt hơn nếu đợi kết quả của các thử nghiệm vắc xin. “Tôi chưa thấy bất kỳ dữ liệu giai đoạn 3 nào được đánh giá ngang hàng. Bên cạnh đó, Trung Quốc rất nghiêm ngặt về kiểm soát dịch bệnh và An Sơn đã không có một ca bệnh nào trong nhiều tháng. Cứ thong thả chờ xem”, Zhang tâm sự và cho biết thêm rằng ý kiến ​​của anh đã được nhiều đồng nghiệp đồng tình ủng hộ.

Phản ứng nhạy cảm trên xuất hiện khi các nhà chức trách có kế hoạch tiêm chủng cho hàng triệu người trong các nhóm nguy cơ cao để hình thành tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các nguy cơ từ nguồn bệnh nước ngoài.

Các nhóm này gồm cả công nhân cảng, nhân viên xử lý thực phẩm đông lạnh và nhân viên vận chuyển. Tổng cộng các nhóm này có thể lên tới 50 triệu người, theo Ủy ban Y tế Quốc gia.

Wang Huaqing, một chuyên gia tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, hôm thứ Hai cho biết chiến lược này có thể giúp Trung Quốc có thời gian trước khi việc sản xuất vắc xin có thể được mở rộng.

Ông Wang đánh giá “Hiện tại, đại đa số người dân ở Trung Quốc dễ bị nhiễm COVID-19. Tất cả chúng tôi đều mong muốn ngăn ngừa nó thông qua tiêm chủng”, đồng thời cho rằng “Tiêm chủng ở các nhóm trọng điểm có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và truyền vi rút, tạo khoảng thời gian đệm cho việc tiêm chủng tiếp theo cho các nhóm khác”.

Mặc dù thông tin về hiệu quả của vắc xin trong nước vẫn còn hạn chế, nhưng có hơn một triệu người ở Trung Quốc đã tiêm vắc-xin theo chương trình sử dụng khẩn cấp và nhiều trong số yêu cầu đó là những người  muốn ra nước ngoài.

Còn những người ở lại trong nước dường như không vội vàng. Tại chợ thực phẩm Sanyuanli ở Bắc Kinh, một người bán thịt họ Feng cho biết chị chưa tin rằng mình phải tiêm nó.

Feng nói: “Thị trường đã yêu cầu chúng tôi đăng ký để sử dụng vắc-xin nhưng tôi không chắc sẽ thực hiện. Việc gì mà phải gấp gáp vậy? Chúng tôi đang sống ổn ở đây mà không cần vắc xin”.

Các khu chợ được coi là khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao vì luôn đông đúc và phải tiếp xúc thực phẩm đông lạnh. Ban quản lý chợ Sanyuanli đã tăng cường các biện pháp kiểm tra thân nhiệt của từng khách hàng, đăng ký thông tin sức khỏe của họ và liên tục nhắc nhở họ đeo khẩu trang.

Sự đa dạng của các loại thực phẩm nhập khẩu cũng khiến nó trở thành một địa điểm nổi tiếng với người nước ngoài nhưng Feng không quá lo lắng về các rủi ro.“Có ít người nước ngoài ở đây hơn trong năm nay. Ngoài ra, do Trung Quốc kiểm soát biên giới rất nghiêm ngặt nên hầu hết các khách hàng không bao giờ rời khỏi đất nước”, chị nói.

Nhưng ở Vũ Hán – nơi khởi phát coronavirus, Zhu Junqiang, giám đốc bán hàng tại một công ty nhập khẩu thịt đông lạnh lại hoan nghênh mọi khả năng bảo vệ khỏi mầm bệnh.

Zhu nói: “Các công nhân được kiểm tra coronavirus ít nhất ba lần một tháng và họ phải mặc đồ bảo hộ lao động, nhưng do lao động nặng nhọc, họ không thể đeo khẩu trang hoặc mặc quần áo bảo hộ đúng cách trong nhiều giờ. Tiêm vắc xin vẫn tốt hơn nhiều”.

Zhu nói ông biết rằng Trung Quốc vẫn chưa phê duyệt bất kỳ loại vắc xin nào để sử dụng chung và không có dữ liệu thử nghiệm được đánh giá ngang hàng nào được công bố, nhưng “bất kỳ mức độ bảo vệ nào cũng tốt hơn là không có biện pháp bảo vệ”.

Ông cũng hy vọng vắc-xin có thể được cung cấp miễn phí nhưng ông sẵn sàng trả khoảng 200 nhân dân tệ (30,50 USD) cho mỗi liều nếu đủ tin cậy. Zhu nói: “Tôi không muốn mạo hiểm sức khỏe hoặc thậm chí tính mạng của mình chỉ vì một vấn đề nhỏ nhặt như vài trăm nhân dân tệ”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ Trung Quốc không chịu tiêm thử vắc xin COVID-19 vì không muốn làm “chuột bạch”