Tối 22.12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khai mạc “Ngày hội du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP năm 2023" với chủ đề “Nông thôn Bạc Liêu - sức sống mới, diện mạo mới”.
Du lịch

Bạc Liêu: Khai mạc Ngày hội du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP

Trần Khải 22/12/2023 22:30

Tối 22.12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khai mạc “Ngày hội du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP năm 2023" với chủ đề “Nông thôn Bạc Liêu - sức sống mới, diện mạo mới”.

Ngày hội du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu diễn ra trong 3 ngày, từ 22 - 24.12 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú như: tổ chức đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; hội thảo định hướng phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; không gian trình diễn các làng nghề truyền thống; giao lưu trình diễn nghệ thuật truyền thống; trưng bày sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bạc Liêu; hội thi tuyên truyền lưu động về du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; hội thi ẩm thực về đặc sản nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu...

t.jpg
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu khai mạc

Những năm qua, du lịch Bạc Liêu có bước phát triển mạnh mẽ. Hằng năm lượng du khách tăng trung bình khoảng 15%, tổng doanh thu từ loại hình kinh doanh này tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dịch vụ du lịch ngày càng phong phú, đa dạng hơn, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có thương hiệu trong khu vực và cả nước. Riêng năm 2023, du lịch Bạc Liêu đón tiếp khoảng 4,2 triệu lượt khách, với tổng doanh thu khoảng 3.850 tỉ đồng, xếp thứ 4 trong vùng ĐBSCL.

t2.jpg
Quang cảnh đêm khai mạc Ngày hội du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP Bạc Liêu 2023

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, thông qua các hoạt động của ngày hội du lịch lần nay, tỉnh Bạc Liêu mong muốn giới thiệu, quảng bá nét đặc sắc về văn hóa, du lịch của địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế; tạo điều kiện tăng cường kết nối các tour, tuyến thu hút du khách; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch nông nghiệp - nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chuỗi giá trị, cải thiện thu nhập và đời sống khu vực nông thôn; thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và nhà nước.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có 11 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận như: du lịch văn hóa gắn với bản Dạ cổ hoài lang và nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; du lịch gắn với thương hiệu Công tử Bạc Liêu; các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh…

t3.jpg
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (thứ 3, từ trái sang) tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP

Địa phương này đang tập trung nghiên cứu, phát triển thêm các loại hình du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng thông qua sự cộng hưởng, giao thoa về văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống cộng đồng giữa 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer, từ đó tạo ra sự đa dạng về sản phẩm du lịch, ngày càng thu hút nhiều hơn du khách đến Bạc Liêu tham quan, trải nghiệm.

Bên cạnh những tiềm năng và thế mạnh về du lịch, các sản phẩm OCOP phục vụ cho nhu cầu mua sắm làm quà tặng là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển. Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có 131 sản phẩm OCOP (có 33 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 98 sản phẩm đạt hạng 3 sao) được các chủ thể không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, tạo mẫu mã đa dạng, kịp thời đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt hơn về yêu cầu và thị hiếu của du khách.

Bài liên quan
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạc Liêu: Khai mạc Ngày hội du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP