CNN ngày 10.10 đưa tin Trung Quốc đã cấp 35 tỉ USD cho Ai Cập xây dựng một thành phố “Cairo mới” - thủ đô mới của Ai Cập trong tương lai. Đây không chỉ là dự án thế kỷ mà sau đó là một chiến lược quan trọng của Bắc Kinh.

Bắc Kinh đưa tiền cho Ai Cập xây thủ đô mới

Chu Văn Việt | 16/10/2016, 12:15

CNN ngày 10.10 đưa tin Trung Quốc đã cấp 35 tỉ USD cho Ai Cập xây dựng một thành phố “Cairo mới” - thủ đô mới của Ai Cập trong tương lai. Đây không chỉ là dự án thế kỷ mà sau đó là một chiến lược quan trọng của Bắc Kinh.

          

Công ty Fortune Land Development Company (CFLD) của Trung Quốc đã đồng ý cấp 20 tỉ USD. Trước đó, một công ty nhà nước khác của Trung Quốc cũng cam kết cung cấp 15 tỉ USD cho dự án khổng lồ xây dựng Cairo mới.

CNN bình luận Trung Quốc đã biếu không cho Ai Cập một thành phố mới. Vậy là tiền của Trung Quốc có thể dịch chuyển hẳn một thành phố quan trọng mà các vua Ai Cập đã xây dựng hàng ngàn năm trước tại quê hương của kim tự tháp.

Thủ đô “Cairo mới” chưa thực sự cần thiết?

Theo đồ án thiết kế thì “thủ đô mới” của Ai Cập rộng 700 km2 xây trên sa mạc phía đông Cairo, bao gồm các cơ quan chính phủ, nhà ở cho 5 triệu cư dân, hơn 1.000 đền thờ, làng nhỏ, khu công nghiệp, trung tâm hội nghị 5.000 chỗ ngồi và một công viên lớn nhất thế giới. Kế hoạch xây thủ đô mới được chính phủ Ai Cập công bố lần đầu tiên vào tháng 3.2015.

Chính phủ Ai Cập mô tả dự án là giải pháp nhằm giải quyết tình trạng đông đúc, ô nhiễm và giá nhà tăng cao ở thủ đô Cairo hiện nay. Tổng vốn cho giai đoạn đầu của dự án là 45 tỉ USD. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố mới đã được bắt đầu bằng việc xây các cây cầu và hoàn tất 210 km đường giao thông.

Một góc chợ tại thủ đô Cairo hiện nay - Ảnh: dhogle.wordpress.com

Dự kiến sau 5 năm, những cư dân đầu tiên sẽ chuyển đến “Cario mới”. Tuy nhiên, dự án thế kỷ này đang đặt ra nhiều hoài nghi. Bởi lẽ, Ai Cập đã xây dựng một số thị trấn vệ tinh quanh Cairo nhưng dân cư về đây sống rất ít.

"Nhu cầu về nhà ở tại Cairo có thể được đáp ứng với 8 thị trấn mới, song chúng lại đang là thị trấn ma", theo David Sims, một nhà quy hoạch đô thị ở Cairo.

Còn theo kiến ​​trúc sư Kareem Ibrahim cho rằng vấn đề mà Cairo đang gặp phải là tiện ích của các dịch vụ công cộng không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì vậy việc cần làm là tìm cách giải quyết các dịch vụ công ích cho Cairo hiện tại, chứ không phải là xây Cairo mới.

Điều đó cho thấy dường như dự án xây dựng mới và di dời thủ đô Cairo mang một ý nghĩa khác.

Kế hoạch kiểm soát Địa Trung Hải của Bắc Kinh

Theo giới quan sát thì hai nhánh thủy-bộ của con đường tơ lụa mới mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang triển khai được cho là sẽ gặp nhau tại Địa Trung Hải. Dù Bắc Kinh chọn đi tắt bằng các ngả qua Pakistan và Myanmar thì điểm đến vẫn là vùng biển chiến lược này. Do vậy, kiểm soát Địa Trung Hải là yếu tố quyết định với “chiến lược cuộc đời” của ông Tập Cận Bình.

Bắc Kinh hiện đã sở hữu cảng Piraeus của Hy Lạp trên Địa Trung Hải-địa điểm tuyệt vời để xây trụ móng quan trọng nhất tại đích đến của con đường tơ lụa mới. Có thể nhận diện mọi ngả đường xuất phát từ Trung Hoa đại lục đều sẽ hướng đến trụ móng quan trọng này trước khi vượt biển sang bờ đông Châu Phi để hiện thực hóa chính sách đồng hóa lục địa đen.

Khi những con tàu lợi ích của Trung Quốc nhộn nhịp qua lại hai bở của Địa Trung Hải thì cũng là lúc “giấc mộng Trung Hoa” ngàn đời đã thành hiện thực. Chính vì vậy, Bắc Kinh rất quyết tâm tìm cách kiểm soát vùng biển được xem là ngã ba châu lục Âu-Á- Phi này.

Khi Washington chuyển trục đối ngoại về châu Á-Thái Bình Dương thì cơ hội của Bắc Kinh càng lớn hơn. Và khi có trụ móng tại Hy Lạp thì việc kiểm soát Địa Trung Hải xem như đã được xác lập.

Cảng Piraeus của Hy Lạp trên Địa Trung Hải - Ảnh: seaway.com.gr

Chủ tịch COSCO Xu Lirong (đơn vị mới sở hữu Piraeus) cho biết hải cảng này sẽ tạo nên những kỳ tích trong tương lai. Cảng Piraeus là cửa ngõ vào châu Á, Đông Âu và Bắc Phi. Có 16,8 triệu hành khách qua cảng và 3,6 triệu container được bốc dỡ tại cảng năm 2014.

Dự kiến COSCO sẽ mua Công ty Đường sắt Hy Lạp (TRAINOSE), qua đó thực hiện tham vọng kết nối vận tải đường bộ với đường thủy, biến Hy Lạp thành trung tâm trung chuyển của châu Âu. Từ việc quản lý TRAINOSE và Piraeus, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy kết nối hoạt động hàng hải tới kênh đào Suez và liên kết đường sắt từ khu vực Balkan đến Trung-Đông Âu.

Khi kiểm soát các huyết mạch giao thông tại Hy Lạp, Bắc Kinh cũng sẽ kiểm soát hoạt động kinh tế-thương mại của nước Nga với EU và đồng minh mới Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, Moscow đã chọn “dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” làm đột phá khẩu cho kinh tế nước Nga tại Bắc Phi-Trung Đông thì Bắc Kinh cũng đã án ngữ kênh đào Suez-dòng lưu thông hàng hóa của Ankara.

Như vậy khi kiểm soát “góc” châu Á của Địa Trung Hải đã được xác lập, Bắc Kinh đã đi trước đồng minh Moscow một bước trong nước cờ kết nối với Athens. Điều đó cho thấy chỉ còn “góc” Bắc Phi của Địa Trung Hải là Bắc Kinh đang hỗng chân. Chiến trường Syria thì Bắc Kinh đang nhường Moscow và Washington đạo diễn, do đó chọn Ai Cập là lợi cả đôi đường.

Khai thác Syria và kiềm tỏa Trung Đông

Cho đến lúc này, các động thái của Bắc Kinh cho thấy dường như họ đang chuẩn bị để thành “ngư ông đắc lợi” tại ván cờ Syria. Xung đột giữa Moscow và Washington tại chiến trường Syria càng gia tăng, cơ hội cho Bắc Kinh xuất hiện trong ván cờ Syria càng nhiều, cùng với đó là lợi ích mà Bắc Kinh khai thác được từ ván cờ này cũng gia tăng.

Có thể nhận diện “thế trận hỏa công” trong đại chiến Xích Bích năm xưa dường như đang ngày càng hiển hiện trong chiến cuộc Syria. Cả Moscow và Washington đều quyết tâm để có thể kết thúc cuộc chiến, quyết định vai trò của Assad, quyết định vị thế cho phe đối lập và trả lại quyền tự quyết cho người dân Syria. Bắc Kinh đang chờ thời cơ để xuất đầu lộ diện.

Bắc Kinh chuẩn bị để thành “ngư ông đắc lợi” tại ván cờ Syria - Ảnh: AMN

Do không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến nên Bắc Kinh muốn hiện diện tại Syria là điều không dễ nếu không có cớ hợp lý. Song điều quan trọng hơn là cần phải có một vị trí chiến lược để có thể xuất hiện tại Syria bất cứ lúc nào khi thời cơ đến. Cả Iran, Ả Rập Saudi hay Thổ Nhĩ Kỳ đều đang có quan hệ tốt với Trung Quốc, song không thể tìm vị trí chiến lược ở đó.

Bởi lẽ cả ba quốc gia đó đều nuôi tham vọng bá chủ Trung Đông nên không thể làm bàn đạp cho Bắc Kinh cản bước mình được. Còn chọn Israel là vị trí chiến lược thì sẽ khiến Bắc Kinh trả giá với thế giới Ả Rập. Ai Cập có thể được xem là vị trí chiến lược không thể tuyệt vời hơn cho Bắc Kinh.

Kiểm soát Địa Trung Hải và kênh đào Suez sẽ giúp Bắc Kinh kiểm tỏa cả Trung Đông vì mọi lợi ích khai thác được từ vùng đất nóng giàu tài nguyên này hầu hết phải đi qua trung chuyển qua hai con đường hàng hải quan trọng này trước khi tỏa đi khắp thế giới. Và Ai Cập được xem là bản lề quan trọng trong việc đóng mở cho những con tàu lợi ích ra vào Trung Đông.

Từ đó có thể nhận diện Trung Quốc tài trợ vốn cho Ai Cập xây dựng một “Cairo mới” nhằm thực hiện kế hoạch quan trọng riêng. Cho nên dù “Cairo cũ” vẫn có thể đáp ứng nhu cầu nhà ở của cư dân hay “Cairo mới” sẽ là thành phố ma đi chăng nữa cũng không có gì quan trọng.

Có lẽ các doanh nghiệp Trung Quốc không kỳ vọng nhiều vào việc thu hồi vốn trong dự án thế kỷ này bởi hiệu quả của dự án vẫn đang bị hoài nghi. Tuy nhiên, một vị trí chiến lược để giúp khai thác hiệu quả nhất lợi ích từ ván cờ Syria và kiểm tỏa cả vùng Trung Đông thì Bắc Kinh đã có được.

Gia cố nền móng để đồng hóa châu Phi

Tìm cách để đồng nhân dân tệ thay thế đồng đô la tại lục địa đen dường như là tham vọng của Trung Nam Hải khi sự trỗi dậy của Trung Quốc được nhận diện là đã tạo ra một sức mạnh mới từ phương Đông.

Bắc Kinh đã có kế hoạch để từng bước hiện thực hóa tham vọng với kỳ vọng tạo ra một khu vực nhân dân tệ tại châu Phi trong tương lai. Việc hình thành khu vực đồng tiền chung châu Phi mà nhân dân tệ là đồng tiền chung ấy được xem là bước đi quan trọng nhằm xây dựng nền móng cho việc đồng hóa lục địa đen.

Bắc Kinh đã tận dụng tối đa vị thế của mình trong khối BRICS (một định chế kinh tế có Nam Phi tham gia) để xây dựng cầu nối với khu vực được xem là có tiềm năng phát triển nhất thế giới trong thế kỷ 21.

Cùng với đó là tăng cường kết nối với các định chế như Liên minh châu Phi hay Cộng đồng Kinh tế Tây Phi. Tổng thống Robert Mugabe từng đề nghị dùng nhân dân tệ làm đồng tiền cho Zimbabwe. Đến năm 2015, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi và Tập Cận Bình đã bảy lần thăm lục địa đen với nhiều cam kết hợp tác.

Tổng thống Robert Mugabe đã đề nghị dùng nhân dân tệ làm đồng tiền cho Zimbabwe - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, tại khu vực Bắc Phi thì Trung Nam Hải lại chưa có được con bài chiến lược. Do vậy, khi chính phủ Ai Cập công bố kế hoạch xây dựng  một thành phố “Cairo mới”, đây có thể xem là thời cơ tốt nhất để gia cố nền móng cho cây cầu lợi ích của Trung Quốc tại bắc lục địa đen. Vì vậy, Bắc Kinh đã dùng mọi cách để nắm bắt cơ hội này.

Như vậy, chiến lược đồng hóa châu Phi của Trung Nam Hải có thể nhận diện sẽ bắt đầu từ Nam Phi lên, từ Bắc Phi xuống và hòa tan ở vùng Trung Phi bảo thủ, lạc hậu, đói nghèo và cằn cỗi. Điều đó cho thấy khi Bắc Kinh xây dựng và gia cố nền móng tại Ai Cập thì cũng chính thức định hình cho chiến lược đồng hóa châu Phi.

Tóm lại, việc Bắc Kinh tài trợ tới 35 tỉ USD cho Ai Cập xây dựng “Cairo mới” là bắn một mũi tên hướng tới nhiều đích, mà đích đến nào cũng cực kỳ quan trọng mang tầm chiến lược, phục vụ cho “giấc mộng Trung Hoa” ngàn đời nay mà Chủ tịch Tập Cận Bình quyết tâm biến thành hiện thực.   

Ngọc Việt

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Kinh đưa tiền cho Ai Cập xây thủ đô mới