Theo kết luận điều tra, Trương Mỹ Lan xin chịu trách nhiệm về sai phạm của mình và xin được sử dụng toàn bộ tiền, tài sản đã bị kê biên, phong tỏa, thu giữ… để ưu tiên thanh toán nợ và lãi trái phiếu cho các trái chủ.
Sự kiện

Bà Trương Mỹ Lan xin được dùng tài sản bị kê biên để thanh toán nợ cho các trái chủ

Nhã Thanh 06/06/2024 12:06

Theo kết luận điều tra, Trương Mỹ Lan xin chịu trách nhiệm về sai phạm của mình và xin được sử dụng toàn bộ tiền, tài sản đã bị kê biên, phong tỏa, thu giữ… để ưu tiên thanh toán nợ và lãi trái phiếu cho các trái chủ.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham những, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an (C03) là đơn vị thụ lý điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Theo đó, C03 đề nghị truy tố đối với 34 bị can về 3 tội danh, gồm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong đó, bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố cả 3 tội danh nêu trên.

Theo kết luận điều tra, trong thời gian Ngân hàng SCB ở tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra, việc xin cấp tín dụng từ SCB gặp nhiều khó khăn, kèm theo nợ xấu kéo dài nên khoảng tháng 8.2018, Trương Mỹ Lan đã họp với các Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc SCB… để ra chủ trương sử dụng Công ty An Đông và các công ty phát hành trái phiếu riêng lẻ huy động tiền từ người dân.

Trên cơ sở đó, các nhân sự chủ chốt của SCB, Công ty Chứng khoán TVSI, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tổ chức phát hành đã họp bàn, lên phương án tạo lập trái phiếu và thông qua Công ty Chứng khoán TVSI và SCB phát hành, chào bán cho người dân với lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng này.

vtp-ld.jpg
Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa trước đó - Ảnh: Lao Động

Theo đó, từ năm 2018 – 2020, các bị can có liên quan đã sử dụng 4 công ty phát hàng 25 mã trái phiếu “khống”, không có tài sản đảm bảo, với tổng khối lượng hơn 308.600 trái phiếu để lừa bán cho nhà đầu tư, thu về hơn 30.800 tỉ đồng.

Tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu không sử dụng đúng mục đích mà các bị can đã rút tiền và sử dụng toàn bộ số tiền này vào các mục đích khác, dẫn đến không đủ nguồn tiền để đảm bảo chi trả gốc, lãi đến hạn cho các trái chủ.

Tính đến thời điểm khởi tố vụ án là ngày 7.10.2022, 4 công ty trên còn dư nợ hơn 30.000 tỉ đồng của hơn 35.000 trái chủ, không có khả năng thanh toán.

Kết quả điều tra và tài liệu thu thập được đã chứng minh phương thức thủ đoạn gian dối của các bị can trong việc tạo lập trái phiếu của 4 Công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra.

Cụ thể, họ thành lập công ty “ma”, không có bộ máy nhân sự, thuê người đứng tên thành lập công ty, sở hữu cổ phần… phục vụ cho hoạt động tài chính của tập đoàn.

Chưa hết, các bị can còn ra chủ trương phát hành trái phiếu, lựa chọn Tổ chức phát hành, trái chủ sơ cấp, chạy dòng tiền “khống” để tạo lập 25 gói trái phiếu “khống” bán cho nhà đầu tư để chiếm đoạt, sử dụng. Tiếp đó, rút tiền, “cắt đứt”, che giấu dòng tiền để sử dụng.

Với chuỗi hành vi, thủ đoạn trên, các bị can đã hoàn thành hành vi gian dối trong hoạt động phát hành 25 gói trái phiếu “khống” của 4 công ty kể trên, bán cho nhà đầu tư, thu về số tiền hơn 30.800 tỉ đồng để sử dụng. Đến nay còn dư nợ hơn 30.000 tỉ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư và không có khả năng thu hồi.

Theo CQĐT, hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đã hoàn thành từ khi các công ty trái chủ sơ cấp nhận được tiền bán trái phiếu cho các nhà đầu tư thứ cấp.

Theo kết luận, Trương Mỹ Lan chỉ đạo, giao Nguyễn Phương Hồng (Thành viên HĐQT, nguyên Phó tổng giám đốc SCB) trực tiếp điều hành, quản lý và theo dõi việc sử dụng tiền chi cho nhiều mục đích hoạt động của Tập đoàn và cá nhân.

Trong đó, kết luận điều tra nêu rõ mục đích chi chiếm tỷ trọng lớn là chuyển cho các tổ chức tín dụng để tất toán các khoản vay của cá nhân, tổ chức thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trả nợ vay mượn các cá nhân, trả nợ trái phiếu đến hạn, chăm sóc khách hàng, chi tất toán các thẻ tín dụng của người nhà, rút tiền mặt sử dụng…

Kết quả điều tra xác định từ tháng 9.2018 – tháng 3.2020, việc sử dụng của hơn 30.800 tỉ đồng thu được từ việc bán trái phiếu nêu trên bị trộn lẫn với nhiều khoản tiền khác (nguồn vay từ SCB, các ngân hàng khác…), tạo thành nguồn tiền trên 61.750 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, bị can Lan thừa nhận việc ra chủ trương phát hành trái phiếu của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là trái quy định pháp luật.

Trương Mỹ Lan xin chịu trách nhiệm về sai phạm của mình. Việc trả nợ trái phiếu cho các trái chủ, bà Trương Mỹ Lan xin được sử dụng toàn bộ tiền, tài sản đã bị kê biên, phong tỏa, thu giữ và toàn bộ các tài sản mà TAND TP.HCM đã tuyên các cá nhân/tổ chức phải trả lại cho Lan để ưu tiên thanh toán nợ, lãi trái phiếu cho các trái chủ.

Bài liên quan
Tiếp tục kê biên loạt bất động sản, đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan
HĐXX quyết định cần tiếp tục kê biên loạt bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Trương Mỹ Lan xin được dùng tài sản bị kê biên để thanh toán nợ cho các trái chủ