Quốc hội mới của Myanmar đang chịu sự chỉ trích của quân đội, sau khi trao quá nhiều quyền lực và tạo ra vai trò "thủ tướng" cho bà Aung San Suu Kyi.
Bà Suu Kyi hiện chuẩn bị nhận lãnh một vị trí quyền lực mới trong nội các, dù trước đó bà đã là Ngoại trưởng, Phát ngôn chính thức của Tổng thống và Bộ trưởng văn phòng Tổng thống. Không dừng lại đó, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà còn tạo ra một chức vụ mới là "cố vấn nhà nước".
Chức vụ mới nàycho phép bà Suu Kyi "đứng trên cả Tổng thống" như bà từng tuyên bố trước dư luận khi cuộc bầu cử vào tháng 11.2015 diễn ra.Tuy nhiên, việc tạo ra chức danh mới trong phiên họp quốc hội đã gây ramột sự tranh cãi gay gắt chưa từng có, giữa đảng của bà Suu Kyi với lực lượng quân đội Myanmar.
Các nghị sĩ quân đội, vốn chiếm 25% số ghếquốc hội Myanmarđã tẩy chay cuộc bỏ phiếu tạo ra chức "cố vấn nhà nước", sau khi một loạt sửa đổi của họ không được chấp thuận.
Phát ngôn viên của quân đội Myanmar nói rằng họ đang bị "dân chủ bắt nạt", một trong những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi thể chế nhanh chóng trong một đất nước từng nằm dướichế độ quân phiệt suốt 50 năm qua.
Việc NLDcương quyết tạo ra chức vụ mới cho bà Suu Kyi có thể đưa đếnmột sự va chạm lớn với lực lượng quân sự Myanmar, vốn vẫn còn nắmnhiều quyền lực và kiểm soát3 vị trí quyền lực đầy ảnh hưởng trong quốc hội.
Chức "cố vấn nhà nước" vừa được tạo rachỉ còn chờ ông Htin Kyaw - Tổng thống Myanmar, người cộng sự lâu năm của bà Suu Kyi ký thông qua. Sau khi được bổ nhiệm, bà Suu Kyi sẽ nghiễm nhiên có sức mạnh giống như một thủ tướng.
Điều bất ngờ làtrên cương vị Ngoại trưởng Myanmar, bà Suu Kyi lại tiếp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đầu tiên. Một động thái cho thấy sự khởi động lại quan hệ gần gũi giữa Myanmar với Trung Quốc, vốn đã bị suy giảm khi ông Thein Sein làm Tổng thống.
Thiên Hà (theo Telegraph)