Thế giới đang chia làm hai phần xung quanh vấn đề tỷ giá đồng yen của Nhật Bản, trong đó cả châu Âu lẫn châu Á đều đứng về phía nước Nhật, và phía bên kia chỉ có trơ trọi một mình nước Mỹ.

Âu, Á hậu thuẫn Nhật Bản đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến tỷ giá đồng Yen

Nhàn Đàm | 22/05/2016, 10:59

Thế giới đang chia làm hai phần xung quanh vấn đề tỷ giá đồng yen của Nhật Bản, trong đó cả châu Âu lẫn châu Á đều đứng về phía nước Nhật, và phía bên kia chỉ có trơ trọi một mình nước Mỹ.

Một sự kiện quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới những ngày này là Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra tại Nhật Bản vào cuối tháng Năm. Đây được xem là sự kiện có tầm ảnh hưởng quan trọng bậc nhất khi hàng loạt các vấn đề quan trọng nhất trên thế giới sẽ được đem ra thảo luận, từ tranh chấp trên biển Đông, Anh có thể rời EU, cho đến chính sách tỷ giá của các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Và khi mà Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang khiến cho Trung Quốc lo sợ về việc sẽ tăng lãi suất đồng USD vào tháng Sáu tới, thì Hội nghị thượng đỉnh G7 lại đang châm ngòi cho một cuộc chiến tỷ giá khác thậm chí còn lớn hơn nhiều. Thế giới đang chia làm hai phần xung quanh vấn đề tỷ giá đồng yen của Nhật Bản, trong đó cả châu Âu lẫn châu Á đều đứng về phía nước Nhật, và phía bên kia chỉ có trơ trọi một mình nước Mỹ.

Như thường lệ, Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này bắt đầu với những cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển. Và ngay lập tức cuộc đại chiến đã được khai mào. Bộ trưởng tài chính Mỹ Jack Lew trong một cuộc họp đã công khai tuyên bố chính sách can thiệpmạnh mẽvào tỷ giá đồng yen của Nhật Bản trong thời gian qua có thể đem đến những hệ quả xấu.

Lew tuyên bố “điều quan trọng nhất là các nước G7 phải có thỏa thuận tránh một cuộc cạnh tranh phá giá tiền tệ, đó là một yêu cầu cần thiết để tránh xảy ra tình trạng lộn xộn và hỗn loạn”.

Đây không phải lần đầu Mỹ công khai chỉ trích việc các nền kinh tế lớn trên thế giới có xu hướng sử dụng công cụ tỷ giá như một biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng của G20 diễn ra tại Thượng Hải cách đây gần ba tháng, Jack Lew cũng đã chỉ trích Trung Quốc nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng, nhưng đây gần như là lần đầu tiên Mỹ nhắm đích danh Nhật Bản.

Không khó hiểu khi Mỹ đang là quốc gia đưa ra những phát ngôn mạnh mẽ nhất chống lại việc can thiệp vào tỷ giá đồng nội tệ của các nền kinh tế lớn. Việc cả Liên minh châu Âu (EU) cho đến Nhật Bản và Trung Quốc đều hạ tỷ giá đang khiến cho kinh tế Mỹ gặp những rắc rối đáng kể, mà một phần trong số đó làthâm hụt thương mại của Mỹ với các nền kinh tế này sẽ ngày càng gia tăng. Việc kinh tế Mỹ chỉ có mức tăng trưởng khiêm tốn là 0,5% trong quý I năm nay càng khiến cho bộ trưởng tài chính Mỹ Jack Lew có lý do để phản đối xu hướng này.

Tuy nhiên, Mỹ đang đứng trước một cuộc chiến mà họ không thể thắng, do nước này có quá ít đồng minh, trong khi đó số nền kinh tế đồng minh và hậu thuẫn Nhật Bản trong việc can thiệp tỷ giá đồng yen thì lại quá nhiều. Đồng minh trước hết của Nhật Bản là Liên minh châu Âu (EU), nơi cũng đang sử dụng chính sách hạ tỷ giá đồng euro một cách triệt để để kích thích hồi phục kinh tế, EU và Nhật Bản hiện đang là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang duy trì chính sách lãi suất âm. Nên không khó hiểu khi các nhà lãnh đạo EU đang có xu hướng đứng về phía Nhật Bản.

Bộ trưởng tài chính Pháp Michel Sapin tuyên bố trước báo giới về kết quả cuộc họp, rằng “có một sự đồng thuậnchính sách tiền tệ là thiên về thích nghi với tình hình, và không cần một sự can thiệp nào từ bên ngoài”. Còn bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Schaeuble thì tuyên bố “Điều quan trọng nhất là cải cách cơ cấu nền kinh tế, các nước G7 cần tăng cường nhận thức rằng cải cách cơ cấu kinh tế mới là mấu chốt của vấn đề”.

Lời tuyên bố của hai bộ trưởng tài chính của hai quốc gia lãnh đạo EU rõ ràng đều lờ đi việc Nhật Bản can thiệp vào tỷ giá đồng yen trong thời gian qua, thậm chí còn có xu hướng khuyến khích điều đó như lời phát biểu của bộ trưởng tài chính Pháp Michel Sapin.

Không chỉ có Liên minh châu Âu đứng về phía Nhật Bản, mà cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cùng các nước châu Á đang hậu thuẫn Nhật Bản trong chính sách tỷ giá đồng yen. Trong báo cáo mới nhất của mình, các nhà nghiên cứu của IMF đang chỉ ra rằng chính sách hạ tỷ giá đồng yen của Nhật Bản đang có những tác động tích cực tới nền kinh tế các nước ở châu Á Thái Bình Dương.

Việc hạ tỷ giá đồng yen không chỉ giúp thị trường chứng khoán (TTCK) và nền kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh hơn, mà nó còn tác động tới TTCK và nền kinh tế các nước trong khu vực theo hướng tốt lên.Theo ghi nhận của các chuyên gia IMF, thì Trung Quốc và hầu hết các nước Đông Nam Á có xu hướng gia tăng sản xuất và lạm phát, đồng thời lượng vốn đầu tư vào nền kinh tế cũng gia tăng mạnh mẽ.

Giá cổ phiếu tại khá nhiều TTCK tại các nước trong khu vực đã tăng lên sau khi Nhật Bản thực hiện chính sách nới lỏng định lượng, cụ thể giá cổ phiếu tại các TTCK của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan đã tăng trung bình từ 2-5%.

Việc nới lỏng định lượng cũng khiến cho lượng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào nền kinh tế các nước trong khu vực tăng lên mạnh mẽ, kích thích tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này và tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Điều này không có gì khó hiểu khi Nhật Bản từ trước đến nay vẫn là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong khu vực, và việc hạ tỷ giá đồng yen sẽ càng khiến cho xu hướng này diễn ra mạnh mẽ hơn trước.

So với Nhật Bản, thì các nền kinh tế lớn trên thế giới có xu hướng không hài lòng hơnvới Trung Quốc trong vấn đề can thiệp vào tỷ giá. Vì Trung Quốc hạ tỷ giá chủ yếu hướng đến việc tăng cường xuất khẩu và vì thế làm cán cân thương mại quốc tế nghiêng về phía nước này, chứ không có tác dụng kích thích tăng trưởng đầu tư như Nhật Bản.

Và gần như chắc chắn là trong cuộc đại chiến tỷ giá đồng yen này Mỹ sẽ không thể giành phần thắng, khi mà ngoài Canada ra thì 4 thành viên còn lại của G7 đều là các nước thuộc Liên minh châu Âu vốn đang duy trì chính sách lãi suất âm và đều có xu hướng ủng hộ Nhật Bản.

Nhàn Đàm (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Âu, Á hậu thuẫn Nhật Bản đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến tỷ giá đồng Yen