GPS (hệ thống định vị toàn cầu) là một trong những hệ thống định vị dựa trên vệ tinh phổ biến nhất trên thế giới. Song có những công nghệ khác cung cấp vị trí chính xác bằng vệ tinh và Ấn Độ đang cố gắng thúc đẩy NavIC, hệ thống định vị của riêng mình.

Apple, Samsung, Xiaomi lo ngại khi Ấn Độ muốn dùng hệ thống định vị riêng thay cho GPS

Sơn Vân | 27/09/2022, 09:12

GPS (hệ thống định vị toàn cầu) là một trong những hệ thống định vị dựa trên vệ tinh phổ biến nhất trên thế giới. Song có những công nghệ khác cung cấp vị trí chính xác bằng vệ tinh và Ấn Độ đang cố gắng thúc đẩy NavIC, hệ thống định vị của riêng mình.

Theo hãng tin Reuters, chính phủ Ấn Độ muốn giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống nước ngoài như GPS (do Mỹ sở hữu) bằng cách tạo ra các công nghệ của riêng mình. Một trong những công nghệ này là NavIC (điều hướng với chòm sao Ấn Độ), hoạt động khá giống với GPS nhưng tập trung vào việc cung cấp “điều hướng nội địa chính xác hơn” cho người dùng Ấn Độ.

NavIC đã được phê duyệt vào năm 2006 nhưng chỉ đi vào hoạt động đầy đủ vào 2018 với 8 vệ tinh bao phủ toàn bộ lãnh thổ của Ấn Độ, cùng một số khu vực khác xung quanh lục địa.

Ấn Độ muốn có smartphone NavIC

Dù chính phủ có kế hoạch mở rộng phạm vi phủ sóng của NavIC đến những nơi khác trên hành tinh, Ấn Độ vẫn muốn các hãng công nghệ làm cho thiết bị của họ tương thích với tiêu chuẩn mới trước đó. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp smartphone lớn dường như không hài lòng với tin tức này.

Đại diện của Apple, Samsung và Xiaomi cho biết trong các cuộc họp riêng rằng việc làm cho thiết bị của họ tương thích với NavIC sẽ tăng chi phí sản xuất đáng kể. Các công ty cũng tuyên bố rằng việc triển khai công nghệ như vậy sẽ yêu cầu "nhiều khoảng trống thử nghiệm hơn", điều này dường như không khả thi với việc áp dụng vào năm 2023.

Một trong những lãnh đạo của Samsung Ấn Độ nói với các quan chức nước này rằng việc hỗ trợ NavIC đòi hỏi phải có chipset mới, các thay đổi phần cứng khác và hầu hết công ty đều “chuẩn bị sẵn sàng cho các mô hình sẽ ra mắt vào năm 2024”. Vị này cho rằng việc triển khai NavIC trên smartphone sẽ không khả thi cho đến năm 2025.

Một mối quan tâm khác của các hãng công nghệ là liên quan đến tần suất hoạt động của hệ thống NavIC. Hiện tại, chính phủ Ấn Độ dựa vào tần số vệ tinh L5, tần số ít phổ biến hơn với smartphone (Apple hiện hỗ trợ L5 với iPhone 14 Pro và Apple Watch Ultra). Các công ty đang cố gắng thuyết phục Ấn Độ sử dụng tần số L1, giống như tần số GPS.

apple-samsung-xiaomi-lo-ngai-khi-an-do-muon-dung-he-thong-dinh-vi-rieng.jpg
Apple và các công ty khác lo ngại khi Ấn Độ cố gắng thúc đẩy hệ thống GPS của riêng mình. Việc áp dụng NavIC có thể mất vài năm

Ấn Độ có thể khẳng định rằng nước này không đơn độc trong việc muốn có hệ thống định vị của riêng mình. Ví dụ iPhone đã hỗ trợ GLONASS của Nga, Galileo của Liên minh châu Âu (EU), QZSS của Nhật Bản và BeiDou của Trung Quốc. Tất nhiên, các hệ thống định vị này đã ra mắt trước NavIC rất lâu và phải mất một thời gian trước khi Apple cùng các công ty khác triển khai chúng trên các thiết bị của họ.

Chính phủ Ấn Độ được biết đến với việc áp thuế địa phương cao với các sản phẩm không sản xuất tại địa phương. Đó là lý do tại sao Apple hiện lắp ráp iPhone tại Ấn Độ. Hiện vẫn chưa rõ liệu chính phủ Ấn Độ có sử dụng cách tiếp cận tương tự để buộc áp dụng NavIC trên smartphone mới không.

Hôm 26.9, Apple cho biết sẽ sản xuất iPhone 14 ở Ấn Độ khi cố giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Apple đã ra mắt dòng iPhone 14 tại sự kiện rạng sáng 8.9, tập trung vào nâng cấp về mặt an toàn hơn là các thông số kỹ thuật mới hào nhoáng.

"Dòng sản phẩm iPhone 14 mới giới thiệu các công nghệ mới đột phá và các khả năng an toàn quan trọng. Chúng tôi rất vui mừng được sản xuất iPhone 14 tại Ấn Độ", Apple cho biết trong một tuyên bố.

Các nhà phân tích tại hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase kỳ vọng Apple sẽ chuyển khoảng 5% sản lượng iPhone 14 cuối năm 2022 sang Ấn Độ, thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.

Các nhà phân tích của JPMorgan Chase cho biết trong một ghi chú tuần trước rằng Apple có thể sản xuất đến 25% tổng số iPhone của mình ở Ấn Độ vào năm 2025.

Apple đã bắt đầu sản xuất một số thiết bị của mình ở Ấn Độ và Việt Nam từ vài năm trước, dần dần cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo JPMorgan Chase, Apple chuẩn bị đưa hai quốc gia này trở thành những trung tâm sản xuất quan trọng trên toàn cầu. Theo trang TechCrunch, Việt Nam sẽ đóng góp 20% tổng sản lượng iPad và Apple Watch, 5% MacBook và 65% AirPods vào năm 2025.

Ấn Độ đã thu hút các khoản đầu tư từ Foxconn và Wistron, 2 nhà cung cấp chính cho Apple, những năm gần đây khi các khoản trợ cấp béo bở liên tục được chính phủ nước này đưa ra.

Trong tương lai, Ấn Độ sẽ tiến tới trở thành một trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc. Các nhà phân tích cho biết sự hiện diện của những gã khổng lồ sản xuất nước ngoài cùng với “nguồn lao động dồi dào và chi phí lao động cạnh tranh” khiến Ấn Độ trở thành một địa điểm sản xuất đáng mơ ước.

Samsung, đối thủ của Apple, sớm xác định Ấn Độ là trung tâm sản xuất quan trọng trên toàn cầu và đã thành lập một trong những nhà máy lớn nhất tại đây.

Google cũng có kế hoạch chuyển một số dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh Pixel sang Ấn Độ. Công ty cho biết sẽ ra mắt các mẫu smartphone Pixel 7 sắp tới ở Ấn Độ.

Ngay cả khi chỉ chiếm thị phần nhỏ ở Ấn Độ, nhà sản xuất iPhone cũng mở rộng đầu tư vào nước này trong suốt 5 năm qua. Apple đã mở cửa hàng Apple trực tuyến tại Ấn Độ hai năm trước và đang nỗ lực để khai trương cửa hàng thực đầu tiên tại quốc gia này.

Chuỗi cung ứng iPhone của Ấn Độ trước đây chỉ cung cấp các mẫu cũ. Điều thú vị là Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp sản xuất các mẫu iPhone 14/14 Plus ở Ấn Độ trong quý 4/2022. Điều này cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của ngành sản xuất tại Ấn Độ. Chúng tôi tin rằng Apple hiện chỉ sản xuất các mẫu iPhone 14/14 Plus tại Ấn Độ do việc căn chỉnh mô đun camera phức tạp của dòng iPhone 14 Pro đòi hỏi công nghệ cao hơn và nhu cầu lớn của thị trường nội địa với dòng iPhone 14. Chúng tôi tin rằng khối lượng sản xuất iPhone tại Ấn Độ sẽ tăng dần trong tương lai

Các nhà cung cấp Đài Loan, đặc biệt là Pegatron và Wistron, đang chọn lọc hơn và ưu tiên lợi nhuận trong khi tập trung vào các lĩnh vực mới như ô tô điện và máy chủ. Foxconn vẫn là đối tác chính cho iPhone và sẽ được hưởng lợi từ việc chuyển dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ”, báo cáo của JPMorgan Chase cho biết.

Bài liên quan
Doanh số dòng iPhone 14 Pro mạnh mẽ, Apple có thể chiếm 60% thị phần smartphone cao cấp
Doanh số iPhone 14 Pro và Pro Max mạnh mẽ có thể giúp Apple ổn định thị phần smartphone cao cấp ở mức 60% toàn cầu, nếu tiếp tục được người tiêu dùng hưởng ứng nhiệt tình trong năm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Apple, Samsung, Xiaomi lo ngại khi Ấn Độ muốn dùng hệ thống định vị riêng thay cho GPS