Năm 2018 sẽ là thời điểm mà tỷ lệ dân số Singapore từ 65 tuổi trở lên sẽ ngang bằng với tỷ lệ dân số nước này có độ tuổi dưới 15, đưa đảo quốc này theo bước Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số. Sau Singapore có thể sẽ là một loạt các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan và Việt Nam.

Áp lực già hóa dân số: sau Singapore là Việt Nam?

Nhàn Đàm | 08/12/2017, 06:24

Năm 2018 sẽ là thời điểm mà tỷ lệ dân số Singapore từ 65 tuổi trở lên sẽ ngang bằng với tỷ lệ dân số nước này có độ tuổi dưới 15, đưa đảo quốc này theo bước Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số. Sau Singapore có thể sẽ là một loạt các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan và Việt Nam.

Năm 2018 có thể sẽ là một dấu mốc mang tính bước ngoặt đối với xã hội và nền kinh tế Singapore, khi đây có thể sẽ là thời điểm bắt đầu kích hoạt quả bom có tên “già hóa dân số” ở quốc đảo này. Đó là nội dung được công bố từ nghiên cứu của Francis Tan, nhà kinh tế học tại United Overseas Bank Ltd, Singapore.

Theo đó, năm 2018 sẽ là thời điểm mà tỷ lệ dân số Singapore từ 65 tuổi trở lên sẽ ngang bằng với tỷ lệ dân số nước này có độ tuổi dưới 15, đây là lần đầu tiên cơ cấu tuổi của xã hội Singapore chạm tới mốc cân bằng này. Điều này được xem như một dấu hiệu cho thấy quá trình già hóa dân số đã bắt đầu với Singapore, khi số lượng những người già nghỉ hưu sẽ ngang bằng với số lượng người chưa đến độ tuổi lao động. Và khi “quả bom nhân khẩu học” này bắt đầu đếm ngược, thì cũng sẽ đồng nghĩa với việc Singapore sẽ phải có nhiều sự điều chỉnh trong một loạt các lĩnh vực của nền kinh tế như thuế, các quy định về nhập cư và dịch vụ xã hội.

Francis Tan cho biết: “Singapore đang phải đối mặt với một trong những thách thức kinh tế và xã hội lớn nhất kể từ thời điểm nước này giành được độc lập. Đó là sự già hóa dân số đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, tác động sâu sắc tới lực lượng lao động vốn khá nhỏ bé của đất nước''.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Theo tính toán, thì tỷ lệ người trên 65 tuổi sẽ cao hơn gấp đôi số người dưới 15 tuổi vào thời điểm năm 2030, so với mức cân bằng được dự báo vào năm 2018. Dù Chính phủ Singapore có thể can thiệp vào quá trình này ở một mức độ nhất định, như các biện pháp khuyến khích sinh sản hay nới lỏng những quy định về nhập cư, thì về lâu dài việc gia tăng nghiêm trọng tỷ lệ người già trên 65 tuổi ở quốc đảo này vẫn là không thể tránh khỏi. Điều này sẽ đồng nghĩa với những phức tạp đáng kể gia tăng, như các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người già mà không làm giảm phúc lợi cho các bộ phận cư dân trẻ tuổi hơn.

Trong số các nước ASEAN, Singapore hiện đang là quốc gia có cơ cấu dân số gần chạm ngưỡng già hóa nhất, sau đó lần lượt là Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. Ở khu vực châu Á, tình trạng của Singapore tương đương Đài Loan (TQ) và Hàn Quốc. Theo tính toán của Francis Tan, tình trạng dân số của Singapore vào năm 2030 sẽ giống với Nhật Bản ở thời điểm hiện tại – vốn là một trong những nguyên nhân khiến đất nước mặt trời mọc gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế.

Một trong những giải pháp được đưa ra là tăng lực lượng lao động thông qua nới lỏng các quy định nhập cư ở Singapore, dù ngưỡng giới hạn về số lượng nhập cư của đảo quốc này có vẻ như cũng không còn quá nhiều. Trên thực tế, Singapore đã thắt chặt các quy định về việc thuê lao động nước ngoài sau cuộc bầu cử năm 2011, chủ yếu do sự không hài lòng của nhiều bộ phận cử tri về việc bị cạnh tranh công việc và giáo dục. Tuy nhiên, điều này sẽ buộc phải có sự điều chỉnh trong thời gian tới. Nếu tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động giảm đi (do giảm tỷ lệ sinh và mức nhập cư thấp) trong khi những lao động hiện tại già đi và sẽ nghỉ hưu, trong khi năng suất không thể cải thiện thêm được nữa (năng suất ở Singapore thuộc diện cao nhất châu Á) thì chắc chắn GDP sẽ không những không tăng mà còn sụt giảm nữa.

Một trong những tác động của quá trình già hóa dân số này là lý do vì sao gần đây chính phủ Singapore bắt đầu có dấu hiệu xem xét việc tăng thuế hàng hóa và dịch vụ, nhiều khả năng sẽ được thực hiện vào đầu năm 2018. Về lâu dài, Singapore sẽ phải dành nhiều nguồn lực hơn cho các chương trình chăm sóc sức khỏe cho tỷ lệ người già ngày càng tăng, cũng như nguồn lực để bù đắp sự thiếu hụt lao động.

Dù báo cáo của Francis Tan là khá ảm đạm với tương lai của Singapore, nhưng một điểm tích cực là chính phủ nước này vẫn còn thời gian để ứng phó thông qua việc ban hành những thay đổi nhằm giảm thiểu tác động của tình trạng già hóa dân số này. Francis Tan cho biết: “Quảbom nhân khẩu học sẽ chỉ mới bắt đầu vào năm 2018, và phải ít nhất đến năm 2030 mới gây ra những tác động lớn. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Singapore hiện vẫn còn khá cao, và có thể tiếp tục giúp vận hành nền kinh tế một thời gian đủ dài nữa. Nhưng nó không thể kéo dài mãi mãi''.

Theo báo cáo của United Nations Population Division, thì Việt Nam đang xếp thứ ba ở khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ dân số có tốc độ già hóa nhanh nhất, sau Singapore và Thái Lan, cao hơn Malaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines hay Lào. Cụ thể, tỷ lệ người trên 65 tuổi ở Việt Nam vào thời điểm 2016 đạt khoảng 7%, trong khi người dưới 15 tuổi đạt khoảng 23%. So với các nền kinh tế đang cạnh tranh chủ yếu trong khu vực như Indonesia hay Philippines thì khoảng cách là rất đáng kể: tỷ lệ của Indonesia và Philippines lần lượt là 5%-28% và 5%-32%. Điều này cho thấy tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam đang nhanh hơn, và áp lực phát triển kinh tế nặng nề hơn do khoảng thời gian tối ưu để phát triển ngắn hơn đáng kể.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp lực già hóa dân số: sau Singapore là Việt Nam?