Trước quy định không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6 theo quy định của Bộ GD-ĐT, một số trường THCS có số lượng hồ sơ đăng ký lớn, trọng điểm tại Hà Nội đã gửi phương án tuyển sinh về Sở GD-ĐT để chờ phê duyệt.

Áp lực 'chỉ xét tuyển' của trường chuẩn quốc gia

Haiyen | 04/05/2016, 16:43

Trước quy định không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6 theo quy định của Bộ GD-ĐT, một số trường THCS có số lượng hồ sơ đăng ký lớn, trọng điểm tại Hà Nội đã gửi phương án tuyển sinh về Sở GD-ĐT để chờ phê duyệt.

Áp lực trường "chuẩn quốc gia"

Trao đổi với phóng viên về "áp lực trường chuẩn quốc gia"mỗi khi mùa tuyển sinh đến, bà Nguyễn Thị Thu Anh - hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết năm 2016 nhà trường xét tuyển 240 chỉ tiêu ở hệ THCS, tuy nhiên vẫn ưu tiên nhất cho các học sinh đạt các giải thưởng Olympic quận, thành phố ở cuối cấp tiểu học, con bộ đội, thương bệnh binh, những người có công với đất nước. Nhà trường cũng sẽ ưu tiêntuyển thẳng các học sinh đạt các giải thưởng từ cấp thành phố trở lên do ngành giáo dục tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.

Chính vì những điều này, năm nào nhà trường cũng bị áp lựcviệc tuyển sinh vì thườngưu tiên học sinh đạt giải thưởng để cộng điểm hoặc tuyển thẳng. Nhưng số lượng học sinh đạt giải thưởngrất ít nên việc căn cứ vào học bạ học sinh để xét tuyển thì rất khó vì có tới hơn 90% học sinh tiểu học đạt loại giỏi. Trong trường hợp trường nhận được quá ít học sinh thuộc diện tuyển thẳng sẽ ưu tiên học sinh đạt giải thưởng cả những năm học lớp 1, 2, 3, 4.

Trường Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) năm nào cũng có áp lực khi tuyển sinh

Cũng như trường Nguyễn Tất Thành, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cũng xét tuyển học sinh đạt thành tích cao trong học tập hoặc đạt giải thưởng ở các kỳ thi. Tuy nhiên,bà Lê Thị Oanh - Hiệu trưởng trường Amsterdam cho hay nhà trường cũng có đề xuất phương án đánh giá năng lực toàn diện của học sinh thông qua quá trình sử dụng kiến thức, vận dụng vào thực tế. Nhưng đề xuất là vậy còn quyết định ra sao vẫn phải chờ đợi kết quả từ Sở GD-ĐT Hà Nội.

"Áp lực căng thẳng từ nhiều phía, lại thêm việc khi tuyển vào phải đào tạo, dạy dỗ các em để trở thành các học sinh "mũi nhọn, đầu ngành" và các em cũng chính là“màu cờ sắc áo” của nhà trường mỗi khi đi thi ở các trường danh tiếng. Việc chỉ xét tuyển chứ không thi khiến nhiều trường không lựa chọn được học sinh đáp ứng đủ điều kiện của trường, tạo sự "học lệch" giữa các học sinh"- bà Oanh trao đổi.

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới, chị Mai Thị Nhung - có con đang học trường tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) cho hay: Con chị năm lớp 3 có thi được giải nhì Olympic môn Toán, tuy nhiên lên lớp 4, lớp 5 cháu không được giải nào cả mà chỉ là học sinh giỏi. So với các tiêu chí mà các trườngNguyễn Tất Thành, Amsterdam đưa ra thì con chị khó có khả năng "lọt" vào lớp 6 của 2 trường này trong khicó hàng ngàn hồ sơ xét tuyển.

"Tôi vẫn cứ quyết cho con học các trường chuẩn quốc giavì muốn concó điều kiện tiếp xúc, học tập, trao đổi bài vở với các bạn cùng lứa dễ dàng hơn. Năng lực học sinh khá ngang nhau, cùng chungđiều kiện và mục tiêu thì cơ hội cho con học tập cũng tốt hơn so với các trường không đạt chuẩn" - chị Nhung chia sẻ.

Cũng như chị Nhung, anh Hoàng Tuấn (Cầu Diễn) cho hay: Về việc không xét tuyển theo hộ khẩu chỉ có trường Nguyễn Tất Thành, thế nên gia đình chỉ mong cháu được xét tuyển vào trường này. Con trai anh đạt giải ba môn tiếng Anh nên hy vọng với hồ sơ "đẹp" của con mình suốt 5 năm học tiểu học tại trường Dịch Vọng A.

Nhà trường lúng túng

Trao đổi riêng với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới,hiệu trưởng của một trường đạt danh hiệu "chuẩn quốc gia"ở Hà Nội cho hay: Bản thân chị rất mong muốn Sở GD-ĐT Hà Nội hãy làm giống như ở TP.HCM vì tạiđócác trường THCS chất lượng cao được thi tuyểncông khai, minh bạch và lựa chọn được các học sinh tốt, đáp ứng đủ tiêu chí của nhà trường đề ra; chọn lọc để rèn luyện các em trở thành "mũi nhọn" trong các kỳ thi tuyển cấp quốc gia.

Sẽ làtrở ngạinếu như ở tại Hà Nội chỉ cho phép hình thức xét tuyển trên học bạ. Bên cạnh đấy, các học sinh thi tuyển, đạt giải thưởng ở các kỳ thi cấp thành phố không nhiều và các em học sinh sẽ phân bổ đi khắp các trường, nên lựa chọn được học sinh và đưa các em thành "đội tuyển" phục vụ cho các kỳ thi quốc tế, quốc gia sẽ rất khó.

"Trường của chúng tôi mọi năm xét tuyển học sinh đồng đều nên có những học sinh học lực rất kém cũng được vào. Chính vì thế, mỗi khi các em vào trường, các thầy cô giáo phải hướng dẫn, kèm cặp thêm rất nhiều, có những em không theo kịp bài vở với các bạn đã bị tụt lại sau, chúng tôi đành cử giáo viên hướng dẫn thêm cho các em ở nhà" - vị hiệu trưởng này cho hay.

Cũng như các ý kiến trên, hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội) - PGS Văn Như Cương khẳng định: Việc xét tuyển theo học bạ khá khó khăn với hàng ngàn hồ sơ nộp về trường đối với các học sinh đầu cấp mỗi kỳ tuyển sinh. Hồ sơ của các học sinh đa số là ngang cấp nhau, thậm chí 98/100 học sinh đạt 9 và 10 điểm trở lên 2 môn: Văn và Toán.

"Việc lựa chọn giữa100 em giống điểm nhau, sàn điểm nhau cũng sẽ rất khó khăn nếu như chỉ tiêu của nhà trường chỉ là 40 học sinh/100 học sinh đạt loại giỏi. Và lựa chọn làm sao với 40 em để đưa vào trường là cả một vấn đề khó khăn vì điểm số các em học sinh là ngang nhau, chúng tôi chưa biết xét tuyển kiểu gì" - PGS Văn Như Cương khẳng định.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp lực 'chỉ xét tuyển' của trường chuẩn quốc gia