Tối 3.7 chương trình "TP.HCM - 40 năm rạng rỡ tên Người" đã chính thức diễn ra ấn tượng và giàu cảm xúc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Đúng 40 năm về trước, ngày 2.7.1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị quyết chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mang tên Bác Hồ. Cũng qua 40 năm xây dựng và phát triển, hội nhập TP.HCM đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để có được sự toàn diện và trở thành Thành phố năng động hiện đại bậcnhất Việt Nam ngày hôm nay.
Tất cả những chặng đường lịch sử, cột mốc vàdấu ấn trọng đại liên quan đến sự phát triển của Thành phốtrong suốt 40 năm đã được đạo diễn Trần Vi Mỹ tái hiện trọn vẹn và sống động qua chương trình nghệ thuật TP.HCM - 40 năm rạng rỡ tên Người.
Do được thực hiện trên một mặtsân khấu rộng 20m và cao 1m8 đặt ngay phố đi bộ Nguyễn Huệnên đãthu hút hàng ngàn người dân dạo chơi dừng lại thưởng thức chương trình với sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng như: Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh, Hồ Ngọc Hà, Phương Thanh, NSƯT Anh Bằng, Võ Hạ Trâm, diễn viên Quý Bình, nhóm MTV,...
Chương trình thu hút khán giả ngay từ phần mở đầu khiđạo diễn Trần Vi Mỹ đã khéo léo đưa khán giả trở lại thủa đầu củavùng đất phương Nam trù phú thông qua hình ảnh về tuyệt đẹp về một vùng sông nước nhiềucá tôm, phù sa màu mỡqua liên khúc "Bài ca đất phương Nam - Ngựa ô thương nhớ".
Không gian của sân khấu "TP.HCM - 40 năm rạng rỡ tên Người" đã giúpnhững người con sinh ra lớn lên tại vùng đất Nam bộ như đượclội ngược dòng thời gian trở về với sự bình yênqua những con phố cổ, nhữngcon thuyền xuôi mái chèo dọc bến Bình Đông, chợ Cầu Muối,...
Tiếp nối mạch cảm xúc về hình ảnh Sài Gòn trong quá khứ, chương 1 với nội dung Từ Thành phố tới TP.HCM ca ngợi các lãnh tụ và cuộc đấu tranh dân tộctiếp tụcchạm đến tận sâu thẳm tâm thức, lay động hàng ngàn trái tim lâng lâng niềm tự hào khi toàn bộ sân khấu bao trùm bức ảnh Bác Hồ với đài sen và bến Nhà Rồng nơi Người ra đi và tạo nên bước ngoặtlớn thay đổi lịchsử, số phận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21.
Cuộc hành trình cứu nướcôn lại những trang sử hào hùng, những trang lịch sử lật mở ra một thời kỳ mới cho non sông Việt Namđược thể hiện hài hòa cân đốigiữa phần ca khúc hùng tráng chọn lọc có chủ đích như:Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Dậy mà đi, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Đất nước trọn niềm vui,... quyện chung với hình ảnh vềkhông gian núi rừngTrường Sơn gian khổ nhưng vẫn lãng mạn với chiếc võng và cành hoa phong lan.
Cũng trong chương này,một phần có lẽ không thể thiếu mà chính bản thân đạo diễn cũng đặt nhiều tình cảm nhất chính là những ca khúc hát về những người mẹ nơi hậu phương, Mẹ Việt Nam anh hùng. Có thể nóica khúc Người mẹ của tôicùng với hoạt cảnh được biên đạo Sùng A Lùng dàn dựng làkhoảng lặng, điểm nhấnmà đạo diễn Trần Vi Mỹ cố ý đặt vào nhằmkhắc họa đậm nét hơn nữa sự khốc liệt và nỗi đau của cuộc chiến tranh giành độc lập của dân tộc của cha ông ta.
Bước sang chương 2Thành phố mang tên Báccũng là chương của phong trào xuống đường biểu tình củanhững học sinh - sinh viên Thành phố được tái hiện quahình ảnh người học sinh Petrus Ký Trần Văn Ơn ngã xuống giữa cuộc đàn áp tàn bạo rực lửa và hàng rào kẽm gai.
Trong khoảnh khắc ấy, không gian như lắng đọng, khán giả có mặt ở sân khấu cũngrưng rưng về một quá khứ bi tráng nhưng tự hào.Haynhững câu chuyện tình yêucủaanh Thanh niên Xung phong bước vào cuộc chiến giữa thời bình và cô giáo nơi hậu phương qua các ca khúc như:Mùa xuân bên cửa sổ, Dậy mà đi,Khát vọng,...
Cứ nối tiếp không đứt quãng, đạo diễn Trần Vi Mỹ đã khéo léo chuyển cảnh nhẹ nhàng bằng sự sống động của hiệu ứng kỹ xảo ánh sáng, màn hình sân khấu cùng với sự liền mạch về âm nhạc để bước sang chương 3: Hành trình xây dựng TP.HCM - Thành phố anh hùng.Hòa bình lập lại những con người anh dũng đótrở về tiếp tục hành trình xây dựng kiến thiết quê hương qua những bài hát đậm chất thơ như:Tiếng hát từ thành phố mang tên người, Xin chào Việt Nam, Rock Sài Gòn, Chào buổi sáng.... đã được chọn lọc và hòa âm lại sôi động, trẻ trung mang tới một cái kết ấn tượng cho cả chương trình.
Chương trìnhTP.HCM - 40 năm rạng rỡ tên Ngườithực sự là chương trình nghệ thuật với phần nhiều là ca khúc nhạc cách mạng có sức hút giữ chân được khán giả theo dõi liên tục suốt gần 3 tiếng đồng hồ, đây là điều ít khi gặp với các chương trình khác.
Kết thúc đêm diễn, bạnNgọc Thanh một khán giả theo dõi từ đầu chương trình nhận xét: "Chương trình đẹp hay lại rất có ý nghĩa. Mình là người trẻ nên rất ít khi nào đi xem những chương trình ca nhạc dạng này nhưng hôm nay khi đứng xem mình đã bị thu hút bởi sân khấu quá đẹp và các ca khúc cũng dễ nghe".
Trong khi đó bạn Kiến Mai ở quận 5 cũng cho biết:"Chương trình này rất hay, sôi động và hoành tráng. Sự tiếp nối giữa các tiết mục với nhau rất ăn khớp và xem không thấy chán như những chương trình trước đó về Cách mạng mình đã từng xem. Thông qua những ca khúc hào hùng nó mang lại cho thế hệ trẻ chúng mìnhhiện nay như tiếp thêm sức mạnh trong cuộc sống. Qua chương trình mìnhcũng thấy được hình ảnh của cha ông ta ngày xưa đã gian nan vất vả như thế nào để có được hòa bình độc lập như ngày hôm nay.. Mình hy vọng, tới TP.HCM sẽ có nhiều hơn những chương trình nghệ thuật hay và hấp dẫn như 'TP.HCM - 40 năm rạng rỡ tên Người' để chúng mình được biết thêm về lịch sử dân tộc thông qua âm nhạc và sân khấu".
Có lẽ một phần tạo nên sức hút của chương trình đối với khán giả nhất lànhận được nhiều lời khen từ khán giả trẻngoài sự xuất hiện của các ca sĩ nổi tiếng được yêu thích nhất hiện nay như Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh và Phương Thanh thì chương trìnhTP.HCM - 40 năm rạng rỡ tên Ngườicòn ấn tượngbởi phần dàn dựng sân khấu đẹp mắt đảm bảo được tính thẩm mỹ ở cảphần nghe lẫn phần nhìn.
Bố cục chương trình 3 chương gần 3 tiếng nhưng khán giả xem không mệt bởi sự liền mạch trên tổng thể cộng với sự văn minh khichọn lựa các ca khúc phù hợp với tính chất Cách Mạng nhưng vẫn đảm bảo sự trẻ trungphù hợp với thị hiếu nghe nhạc hiện nay của người dân qua phần hòa âm phối khí mới hoàn toàn từ nhạc sĩ Việt Anh.
-Công ty CP Tôn Đông Á
-Công ty TNHH Bệnh viện Quốc tế City - Khu y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangrila.