Dù hội thi Ca múa nhạc cấp tỉnh đã xong, nhiều ngày gần đây dư luận trong tỉnh An Giang vẫn còn xôn xao, bàn tán về một số bài hát bị “cấm” tại hội thi.

An Giang: Vì sao Sở GĐ-ĐT 'cấm' bài hát 'Đất nước lời ru'?

Khang Duy | 22/03/2019, 06:11

Dù hội thi Ca múa nhạc cấp tỉnh đã xong, nhiều ngày gần đây dư luận trong tỉnh An Giang vẫn còn xôn xao, bàn tán về một số bài hát bị “cấm” tại hội thi.

Phụ huynh lên tiếng… Sở GD-ĐT ngó lơ

Trước khi diễn ra hội thi hơn chục ngày, Sở Giáo dục -Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh An Giang ra văn bản “cấm” các trường, các phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố dự Hội thi Ca múa nhạc ngành GD-ĐT năm học 2018-2019 dự thi với các bài hát: Giấc mơ cánh cò, Mẹ tôi, Những cô gái ĐBSCL, Đất nước lời ru…Một số đơn vị đãlách "luật", sử dụng cùng nội dung bài, nhưng đổi tên thành Lời ru đất nước và đưa nội dung vào mục ca cổ thì đoạt giải B. Mộtđơn vị khác sử dụng bài hát Mẹ tôi vào tiết mục đơn ca tân nhạc cũng đoạt giải B.

Chính vì vậy, một nhóm phụ huynh quan tâm đến giáo dục bức xúc nên viết đơn góp ý gửi đến Giám đốc Sở GD-ĐT vào ngày 16.3, mong muốn Giám đốc Sở xem xét và trả lời rõ hơn về văn bản nói trênđể phụ huynh hiểu và yên tâm hơn. Nhưng từ khi viết đơn gửi đến Giám đốc Sở, họ chỉ nhận sự im lặng tuyệt đối.

Công văn số 19 do ông Võ Bình Thư ký ký vào ngày 27.2 (trước 10 ngày diễn ra Hội thi) gây bức xúc - Ảnh: Tô Văn

Anh N.T- phụ huynh mộthọc sinh Trường THCS L.T.K. (TP.Long Xuyên)cho biết: “Chúng tôi đã gửi đơn góp ý, nhưng sựim lặng của Sở GD-ĐT làm chúng tôi thật bức xúc, dẫn đến việc nhìn nhận không tốt về hội thi này. Có thể nói đây là mộtsân chơi lành mạnh, bổ ích, mang tính giáo dục cao của ngành và ngày càng được nâng cao chất lượng. Thấy rõ nhất là sự hồ hởi, phấn khởi của các thầy cô, các em học sinh, cũng như các bậc phụ huynh trên tinh thần hết sức ủng hộ và chuẩn bị chu đáo”.

Tuy nhiên, theo anh T., trong quá trình đăng ký gửi về Ban tổ chức Hội thi, thì lại có nhiều tiết mục hát (đơn ca, song ca, tốp ca) bị mộtchuyên viên của Sở (thành viên Ban tổ chức) đề nghị đổi bài, không cho hát những tiết mục mà một số đơn vị đã xây dựng (việc yêu cầu đổi bài chỉ xuất hiện trong Hội thi năm nay, các hội thi trước không có tình trạng này). Điều đókhiến Phòng GD-ĐTcác huyện thị phải tập luyện lại rất tốn kém, mất thời gian.

Chưa kể khi phải đổi bài mới, Ban tổ chức vẫn chưa đồng ý, lại phải kiếm bài khác, làm vỡ vụn và ảnh hưởng rất nhiều đến kết cấu, ý nghĩa ban đầu của chương trình xây dựng từ nhiều tháng trước. Đây chính là nguyên nhân ban đầu khiến các đơn vị dự thi, các thầy cô, học sinh, phụ huynh và cả những người làm chuyên môn bức xúc.

“Thật sốc hơn, vào ngày 27.2 (tức còn hơn chục ngày nữa là diễn ra hội thi) thì chúng tôi được nhà trường thông báo về việc Sở GD-ĐT ra công văn số 19 về kết quả thẩm định các chương trình dự Hội thi cấp tỉnh, khi đọc công văn này, một lần nữa chúng tôi và các cháu rất giận dữ về nội dung”, anh T. nói.

Công văn 19 chỉ là hiểu nhầm, Sở không “cấm”?

Về vấn đề này, ngày 20.3, ông Võ Bình Thư - Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang thừa nhận, có sai sót trong việc ra thông báo số 19/TB-SGDT ngày 27.2, vì đã không nói rõ là cấm hay sẽ trừ điểm đối với những ca khúc trên khi tham gia dự thi cấp tỉnh. Theo ông, khâu soạn thảo văn bản còn sai sót.

Cụ thể, công văn chỉ yêu cầu thay đổi bài hát nhưng không nói rõ mục đích nên các đơn vị hiểu nhầm là cấm không cho học sinh hát. Bởi theo cách hiểu của Ban tổ chức,nếu học sinh hát hoặc chọn những bài hát đó thì sẽ bị trừ điểm do không phù hợp với lứa tuổi, chưa hiểu hết ý nghĩa. Tuy nhiên, thời gian phát hành công văn đến khi diễn ra hội thi quá gấp rút nên các đơn vị trở tay không kịp để thực hiện thay đổi các tiết mục.

Cũng theo ông Thư, trước đóđã định lùi lại thời gian tổ chức Hội thi để khắc phục sai sót này nhưng Ban tổ chức xét thấy chỉ có vài đơn vị bị ảnh hưởng nên vẫn tổ chức. Đến ngày 17.3, Sở nhận được thư góp ý về mặt nội dung, nên Ban tổ chức họp ngay sau ngày bế mạc và khen thưởng của Hội thi để rút kinh nghiệm về những sơ sót này với mục đích để những lần sau thực hiện tốt hơn.

Tiếng nói của người làm chuyên môn

Mộtcán bộ tên C., phụ trách về mảng Văn hóa nghệ thuật ởtỉnh An Giang, cho biết: “Việc một số phụ huynh có con được chọn tham dự thi tại Hội thi Ca múa nhạc ngành GD-ĐT tỉnh An Giang năm 2018-2019 nhưng sau đó bị loại làm tôi là người trong mảng Văn hóa nghệ thuật cũng lấy làm tiếc và thật buồn lòng.

Việc ra lệnh cấm vào giờ cuối (tức còn khoảng chụcngày nữa tới Hội thi cấp tỉnh) thì trong đó có một số huyện lại “dính chấu” trong tiết mục mà Sở không cho phép. Ngoài ra, theo tôi được biết có mộtchuyên viên của Sở thông báo miệng về các Phòng GD-ĐT huyện, thị là các bài này, chương trình của đơn vị, bài này… chưa phù hợp. Một số tiết mục đoạt giải nhất, nhì của mộtsố đơn vị cấp huyện, thị xãphải hủy bỏ và lấy một tiết mục khác thay thế đã làm xáo trộn, ảnh hưởng tâm lý các em rất lớn vì công sức bỏ ra tập luyện hàng tháng trời mà bị loại trước giờ thi.

Đặc biệt mộtem học sinh tham gia trong tiết mục đoạt giải cấp thành phố tỏ ra rất buồn, hoài nghi về hội thi này. Nhiều phụ huynh trong đó có tôi cũng rất đam mê, người ta bỏ công sức, trang phục, đầu tư cho con em một cách bài bản, bỏ thời gian, đưa rước... nhưng chỉ 1 công văn trước giờ thi của Sở GD-ĐT thì phủ nhận hết tất cả công sức của hàng trăm học sinh, và mấy trăm phụ huynh!”.

Cũng theo ông C., bài hát Đất nước lời ru là mộtbài gần như là bài mẫu của các hội thi toàn quốc, từ cấp trung ương đến địa phương, từ giới biểu diễn chuyên nghiệp cho đến trẻ em, người người đều hát. Nội dung bài này rất “đẹp”, tròn trịa câu chữ, lịch sử của lớp 7-8 vẫn dạy từ lâu. Tại sao ngành GD-ĐT lại không chọn những ca khúc này để cho lớp trẻ hiểu hơn về lịch sử của Việt Nam mà lại “cấm”? Điều này hết sức phi lý.

Thông cáo báo chí của Sở GD-ĐT tỉnh An Giang cho rằng đây là việc “hiểu nhầm” - Ảnh: Tô Văn

“Hiện nay họ (Sở GD-ĐT) cho rằng việc ra Công văn số 19 là nhầm lẫn (theo thông cáo báo chí ngày 21.3). Chi tiết này rất quan trọng, nó liên quan đến trình độ soạn thảo văn bản và ý đồ của người ban hành thông báo này muốn giải trình điều gì “Cấm” hay “Nhầm lẫn””, ông C. nói.

Và Công văn số 19 trên có hiệu lực pháp luật từ ngày ký, nên nếu không được thu hồi, nghĩa là các năm tiếp theo, những bài hát như Đất nước lời ru (củaVăn Thành Nho), Những cô gái đồng bằng sông Cửu Long(Huỳnh Thơ), Mẹ tôi (Trần Tiến) sẽ tiếp tục bị cấm hát trong ngành giáo dục An Giang.

Một điểm nữa là việc cóđơn vị dự thi tự ý đổi tên bài Đất nước lời ru(tân cổ giao duyên) thành Lời ru đất nướcmà không được sự đồng ý của tác giả là vi phạm quyền sở hữu và tác quyền trong lĩnh vực âm nhạc.

Tô Văn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Vì sao Sở GĐ-ĐT 'cấm' bài hát 'Đất nước lời ru'?