Tỉnh An Giang đang phát triển loại hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP, bên cạnh việc phát triển du lịch tâm linh, tín ngưỡng.
Du lịch

An Giang phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP

Tô Văn 16/09/2024 15:15

Tỉnh An Giang đang phát triển loại hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP, bên cạnh việc phát triển du lịch tâm linh, tín ngưỡng.

Trải nghiệm du lịch nông nghiệp

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, trong dịp nghỉ lễ 2.9, lượng khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hơn 210.000 lượt người.

Nếu như trước đây, du khách đến An Giang thường tham quan, chiêm bái ở các khu, điểm du lịch tâm linh, tín ngưỡng thì hiện nay, khách du lịch có thêm trải nghiệm loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.

7-tra-su7.jpg
Hiện nay, du khách đến tỉnh An Giang rất thích hoạt động trải nghiệm du lịch nông nghiệp - Ảnh: M.Trâm

Nông trại Phan Nam (xã Mỹ Khánh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) dù mới đưa hoạt động nhưng đã thu hút khá đông khách tham quan. Du khách đến đây không chỉ thích thú bởi khung cảnh đồng quê với màu xanh của cỏ cây, hoa lá mà còn được trải nghiệm làm nông dân thông qua các hoạt động như: trồng cây, thu hoạch hoa màu, bắt cá, bơi xuồng…

Anh Phan Nguyễn (du khách đến từ TP.Cần Thơ) cho biết, gia đình anh rất thích các hoạt động trải nghiệm làm nông nghiệp.

“Thông qua báo đài, tỉnh An Giang, tôi được biết có nhiều điểm du lịch nông nghiệp nên những ngày cuối tuần, tôi tranh thủ sắp xếp công việc chở vợ con đến tham gia hoạt động trải nghiệm, qua đó, giúp con cái hiểu hơn về công việc của người nông dân”, anh Nguyễn cho biết.

4-tra-su.jpg
Các điểm du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang thường trưng bày sản phẩm OCOP - Ảnh: A. Quế
2-tra-su2.jpg
Du khách nước ngoài rất thích thú các sản phẩm OCOP của tỉnh An Giang - Ảnh: A.Quế

Tương tự, tại điểm du lịch nông nghiệp sinh thái Rừng tràm Trà Sư (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang), du khách đến đây, ngoài được thưởng thức ẩm thực đồng quê còn được tự tay câu cá, tham gia những trò chơi dân gian.

Chị Trần Thị Hà Mi đến từ TP.HCM cho biết, chị cùng với gia đình đến đây tham quan nơi đây, gia đình chị rất ấn tượng với không gian miệt vườn cũng như được thư giãn, trải nghiệm các hoạt động vui chơi thú vị.

Gắn du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP

Ông Tạ Minh Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Tứ Sơn (TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang) cho biết Châu Đốc có vị trí địa kinh tế đặc biệt, trong đó, thương mại dịch vụ chiếm 80% cơ cấu kinh tế của thành phố.

Với lợi thế là trung tâm du lịch của tỉnh An Giang nên lượng khách du lịch đến thành phố tăng mạnh qua từng năm. Năm 2023, lượt khách tham quan đến TP.Châu Đốc đạt 5,26 triệu, so cùng kỳ tăng 30,36%, đạt 128,29% kế hoạch năm.

“Tuy nhiên, hiện tỷ lệ khách đến Châu Đốc lưu trú rất ít, chỉ chiếm 1,2% trong tổng lượng khách đến Châu Đốc du lịch và chỉ có 17% du khách chi tiêu mua sắm hàng hóa tiêu dùng mang về. Bình quân mỗi du khách đến Châu Đốc chi tiêu chỉ 800.000 đồng/người. Vì vậy, việc gắn sản phẩm OCOP vào du lịch nông nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch Châu Đốc phát triển và góp thêm một sản phẩm du lịch hấp dẫn để giữ chân du khách”, ông Sơn nói.

6-tra-su6.jpg
5-phan-nam5.jpg
Trên thực tế, các điểm du lịch nông nghiệp tại tỉnh An Giang cũng chính là nơi để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền - Ảnh: A.Quế

Trong khi đó, chị Kim Phượng (ngụ TP.HCM) cho biết mỗi khi đến tỉnh An Giang chị đều tìm mua các đặc sản về làm quà hoặc dùng cho gia đình.

“Mới đây nhất, tôi đi tham quan tại điểm du lịch Mai Tùng (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) và mua các đặc sản khô, mắm về làm quà. Ở đây có rất nhiều sản phẩm OCOP của các vùng miền nên việc lựa chọn rất dễ dàng”, chị Phượng nói.

Nhận định du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP là xu hướng phát triển lâu dài của địa phương, ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang cho rằng, du lịch nông nghiệp là một mô hình có xu hướng phát triển hiện nay, giúp sự gắn kết hài hòa giữa đời sống công nghiệp, đô thị và khu vực nông thôn theo hướng du lịch trải nghiệm, du lịch khám phá, du lịch xanh… rất đang phù hợp và thu hút giới trẻ. Qua đó, giúp du khách tìm hiểu thêm về đời sống, sinh hoạt, ẩm thực, văn hóa vùng miền; mang lại nguồn thu nhập và việc làm đáng kể cho người dân khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng "việc đầu tư cho lĩnh vực này còn vướng mắc từ cơ chế như, việc sử dụng đất, chính sách hổ trợ vốn, đào tạo, công nhận khu điểm, tập huấn, tuyên truyền, quảng bá và chủ trương thành lập các hợp tác xã".

Theo ông Hiếu, trên thực tế, điểm du lịch nông nghiệp cũng chính là nơi để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền, nhờ đó đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ nông sản địa phương; mặt khác là cách giới thiệu về văn hóa, con người địa phương đến đông đảo du khách.

“Từ thực tế nêu trên, Nhà nước cần có những chính sách, sự hỗ trợ mạnh mẽ và thông thoáng hơn, để thúc đẩy ngành công nghiệp không khói này đi vào quỹ đạo phát triển một cách hiệu quả và bền vững hơn, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương từ khu vực nông thôn, để ít phụ thuộc vào nguyên liệu chính là nông sản”, ông Hiếu nhận định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP