Phát triển du lịch gắn với đặc trưng vùng biên tại tỉnh An Giang không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn tạo công ăn việc làm, bảo đảm cuộc sống ổn định cho người dân, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự.
Du lịch

An Giang: Phát triển du lịch đặc sắc vùng biên

Tô Văn 05/04/2024 20:15

Phát triển du lịch gắn với đặc trưng vùng biên tại tỉnh An Giang không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn tạo công ăn việc làm, bảo đảm cuộc sống ổn định cho người dân, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự.

Ngày 5.4, tại phường Núi Sam, TP.Châu Đốc (tỉnh An Giang), Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư tỉnh An Giang phối hợp với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức buổi tọa đàm “Phát triển du lịch gắn với sắc màu vùng biên”, với sự tham dự của các nhà quản lý, chuyên gia về du lịch.

2-cong-bo2.jpg
Bà Nguyễn Giang Sở Hạ, Giám đốc Công ty cổ phần Lữ hành nội địa, quốc tế Soha Group phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: K.T

Tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Giang Sở Hạ, Giám đốc Công ty cổ phần Lữ hành nội địa, quốc tế Soha Group chia sẻ: “Làng văn hóa người Chăm tại tỉnh An Giang là một trong những địa điểm thu hút khách nước ngoài của Soha Group. Cứ đưa khách về An Giang là chúng tôi yên tâm và không hề lúng túng về sản phẩm du lịch của địa phương”.

6-cong-bo6.jpg
Một điểm du lịch nổi tiếng tại vùng Bảy Núi, An Giang - Ảnh: Dương Việt Anh

Ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư tỉnh An Giang cho rằng nhiều năm qua An Giang đã đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch, qua đó tạo động lực cho du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương.

“Điển hình, đơn vị đã xây dựng các sản phẩm du lịch mang dấu ấn, thương hiệu riêng, tạo điểm nhấn khác biệt đối với du khách. Chúng tôi cũng tập trung phát triển du lịch khám phá dựa vào ưu thế đã có như: Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt miền Tây; du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm. Ngoài ra, chúng tôi còn đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Miếu Bà Chúa Xứ, Làng bè đa sắc màu (TP.Châu Đốc), Làng Chăm (huyện An Phú)”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hiếu, tỉnh đang nghiên cứu, rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi đột phá, đủ sức hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối tới các điểm du lịch có tiềm năng.

“Phối hợp xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý và phát triển thương mại du lịch cho phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường hợp tác với các nước bạn có chung đường biên giới trong phát triển sản phẩm du lịch, đa dạng hóa loại hình, tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch, hình thành các tour, tuyến điểm du lịch”, ông Hiếu nói.

Đặc biệt, thay vì vận hành theo kiểu “trâu ai nấy cột” thì việc tạo ra những liên kết thường xuyên, chặt chẽ giữa các vùng, địa phương, doanh nghiệp lữ hành, đang là xu hướng tất yếu để các địa phương nói chung, vùng miền núi, khu vực biên giới nói riêng phát triển du lịch bền vững. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch không chỉ giúp ngành công nghiệp không khói vượt khó mà còn hỗ trợ các địa phương tạo ra sự đa dạng, phong phú và mới mẻ của các sản phẩm du lịch.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Phát triển du lịch đặc sắc vùng biên