Những ngày này họ đành rời xa hậu phương, gác chuyện cá nhân để bám biên chống dịch COVID-19. Cần ghi nhận những cống hiến tận tụy, không quản hiểm nguy, ngày đêm vì cộng đồng của họ...

An Giang: “Hết dịch, anh sẽ về”

Tô Văn | 30/12/2020, 14:15

Những ngày này họ đành rời xa hậu phương, gác chuyện cá nhân để bám biên chống dịch COVID-19. Cần ghi nhận những cống hiến tận tụy, không quản hiểm nguy, ngày đêm vì cộng đồng của họ...

“Hết dịch anh sẽ về”

Đó là câu nói mà ngay đến cả trong giấc ngủ, trung úy Nguyễn Quang Tiến (30 tuổi, tổ 20 chốt chống dịch thuộc Đồn Biên phòng Long Bình, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) cũng ám ảnh. Và khi choàng tỉnh, anh cũng chưa biết lời hẹn về nhà với vợ bao giờ mới thực hiện.

1(3).jpg

Trung úy Tiến hay tin vợ mình sẩy thai đã bật khóc - Ảnh: Tô Văn

Một chiến sĩ chốt chống dịch COVID-19 tổ 20, cho biết vợ chồng trung úy Tiến hiếm muộn, sau nhiều năm cố gắng vợ trung úy mới mang thai. Nhưng éo le thay, cách đây vài tháng vợ trung úy đã bị sẩy thai. “Tiến đã mỏi mòn chờ đợi gần vài năm để được làm cha. Nhưng cuối cùng hạnh phúc vẫn chưa đến với anh”, người này kể.

Cũng theo chiến sĩ này, khi hay tin vợ có thai, trung úy Tiến rất mừng chạy khoe với đồng đội và nói sẽ xin nghỉ phép về nuôi vợ. Nhưng tới lúc viết đơn thì dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. “Cấp trên đã lệnh trên tuyến biên giới, mọi cán bộ chiến sĩ biên phòng phải thường trực 100% để phòng chống dịch bệnh. Trung úy Tiến phải gác chuyện của cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ của người lính”, người này chia sẻ ngắn gọn.

Trung úy Tiến cho biết, những lúc ở đồn hay mỗi lần lên chốt, cùng đồng đội tuần tra dọc biên giới không lúc nào hình bóng con trẻ không ở trong trái tim người lính lần đầu được làm cha. “Hình bóng đó cho bản thân tôi thêm sức mạnh và niềm tin. Dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp, đồn phải chia nhiều chốt dã chiến, chia nhỏ quân số để tuần tra. Nhiều tháng không thể gặp vợ, bản thân phải chắt chiu từng giây phút có sóng điện thoại để hỏi han.

3.jpg
Bữa cơm của các chiến sĩ đóng chốt chỉ có mì tôm, rau củ vài con cá - Ảnh: Tô Văn

Vợ sẩy thai trong lúc mình đang công tác, không có bên cạnh để động viên an ủi, mình cảm thấy buồn. Nhưng vì là bản chất người lính, phải hy sinh chuyện cá nhân để phụng sự cho đất nước, có lẽ vợ mình cũng hiểu. Nhờ được người vợ cảm thông hiểu mình thì mới chính là động lực cho bản thân mình thêm sức mạnh và niềm tin. Mỗi lần điện thoại về, chỉ biết nói: “Hết dịch anh sẽ về chăm sóc em””.

Nhận trách nhiệm là niềm tự hào của 1 người lính

Đại tá Nguyễn Thượng Lễ, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết từ ngày 18.3 đến nay, Đồn Biên phòng Long Bình đã bắt được 339 vụ nhập cảnh trái phép với 599 người. Riêng người có quốc tịch Campuchia và Trung Quốc thì sau khi cách ly xong, sẽ chở về cửa khẩu, đuổi về nước.

2(2).jpg

Giữa lúc dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp, đồn phải chia nhiều chốt dã chiến, chia nhỏ quân số để tuần tra - Ảnh: Tô Văn

Trường hợp vụ việc mới đây là bệnh nhân 1.440 và nhóm người nhập cảnh trái phép vào lúc rạng sáng 24.12 vừa qua tại xã Khánh Bình, theo đại tá Lễ: “Đến thời điểm này chúng tôi chưa biết họ vượt sông Bình Di đoạn nào để đến khu vực này lên xe. Tuy nhiên khu vực này trước đó Đồn Biên phòng cửa khẩu Khánh Bình đã tháo dỡ 6 chốt vì phía Campuchia phản ứng, nên không có biên phòng túc trực tại đây mà đóng nơi khác. Còn việc tuần tra do lực lượng tuần tra riêng”.

Và đại tá Lễ cũng nhận trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc này trước Tỉnh ủy An Giang và Bộ Tư lệnh Biên phòng Việt Nam. “Qua vụ việc này, tôi xin nhận trách nhiệm. Chúng tôi đã họp các đồn biên phòng và nói rất nhiều về trách nhiệm của các đồn. Sắp tới sẽ tăng cường quân ở khu vực đã tháo dỡ chốt để không xảy ra những chuyện tương tự trong công tác quản lý đối với các tổ đội.

5.jpg
Hàng ngày, công tác kiểm soát phòng, chống dịch, tuần tra được thực hiện nghiêm ngặt tại cửa khẩu Long Bình - Ảnh: Tô Văn

Địa hình này rất phức tạp, nơi xa nhất 150 mét và gần là 80 mét so với bờ sông biên giới Bình Di. Hơn nữa đoạn này có rất nhiều vườn xoài tiếp, nhà giáp nhau nên việc qua lại rất khó khăn trong quản lý. Vì vậy sắp tới bộ chỉ huy sẽ ưu tiên quân số cho Long Bình vì có biên giới phức tạp. Tôi cũng đã gửi văn bản cho phía nước bạn đề nghị phối hợp phòng dịch song song”, đại tá Lễ nói.

“Hãy ý thức cao mọi người ơi!”

Chị Nguyễn Thị Cánh (35 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên) cho biết: “Để tự bảo vệ bản thân và gia đình, chúng tôi luôn tự nhắc nhở phải làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế, “ở nhà là tự cứu mình”. Thực tế, từ khi có các ca COVID-19 đến nay, ở cơ quan, ra chợ đâu đâu cũng có thông tin, những câu chuyện xung quanh COVID-19.

4.jpg
Người thân của chị Cánh đọc báo cập nhật tình hình dịch COVID-19 - Ảnh: Tô Văn

Tất cả đều bảo nhau tự trách nhiệm, bảo vệ. Và những người xa quê sinh sống bên nước khác, phải ý thức cao và đừng nhập cảnh trái phép, trốn sự cách ly để gây hại cho cộng đồng, cho toàn xã hội. Việc làm ngu dại như thế sẽ mang tội với loài người”, chị Cánh bộc bạch.

6.jpg
Hãy ý thức cao, đừng tham gia nhập cảnh trái phép, trốn tránh sự cách ly để gây hại cho cộng đồng, cho toàn xã hội - Ảnh: Tô Văn

Cũng theo chị Cánh, mỗi người dân phải sống có trách nhiệm hơn, ra ngoài phải sát trùng tay, đeo khẩu trang… Hãy giữ cho bản thân và giữ cho người thân, giữ cho cộng đồng.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: “Hết dịch, anh sẽ về”